Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhiều doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ

08:00 | 25/12/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - CMCN 4.0 có tác động như thế nào đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với Th.S Đặng Xuân Tâm - Phó trưởng phòng Hỗ trợ đàm phán, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, người từng phân tích về tác động của CMCN 4.0 đối với Việt Nam tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018.

PV: Thưa ông, lợi ích mà CMCN 4.0 mang lại là những gì?

nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong nghe

Th.S Đặng Xuân Tâm: Cuộc CMCN 4.0 sẽ nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Những người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng có đủ khả năng sử dụng và truy cập vào thế giới kỹ thuật số. Công nghệ giúp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới có thể gia tăng hiệu quả và thỏa mãn cuộc sống cá nhân của mỗi người. Tất cả việc như gọi taxi, đặt vé máy bay, mua sản phẩm, thanh toán, xem phim… đều có thể được thực hiện từ xa thông qua mạng Internet.

Về phía nguồn cung, CMCN 4.0 tạo ra những lợi ích lâu dài và hiệu quả như chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên thông minh, hiệu quả hơn, đồng thời các chi phí thương mại giảm… Tất cả những điều đó giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

PV: CMCN 4.0 đang phát triển rất mạnh trên thế giới. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế rất sâu rộng. Vậy CMCN 4.0 sẽ tác động như thế nào tới Việt Nam, thưa ông?

Th.S Đặng Xuân Tâm: Theo tôi, CMCN 4.0 trên thế giới sẽ tác động rất mạnh tới 2 lĩnh vực của Việt Nam, đó là nền hành chính Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Đối với nền hành chính Nhà nước, cuộc CMCN 4.0 tạo ra nhiều cơ hội hay 3 điểm tích cực như: Thứ nhất và cũng là điều quan trọng nhất là góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của các nhà quản lý trong nền hành chính Nhà nước. Cụ thể, nó tác động đến nhận thức của các nhà quản lý về sự phát triển, biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và những tác động đối với nền hành chính Nhà nước, qua đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra các định hướng, giải pháp cải cách nền hành chính phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Thứ hai là dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ thông tin, trong đó chủ yếu là công nghệ mạng xã hội, di động, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối Internet, phân tích và điện toán đám mây, CMCN 4.0 sẽ góp phần thúc đẩy ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào nâng cao hiệu quả quản lý nền hành chính. Thứ ba là với những thành tựu trong phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, CMCN 4.0 sẽ bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong hầu hết các hoạt động của bộ máy Nhà nước. Công nghệ và thiết bị hạ tầng số cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97%, có rất nhiều hạn chế như quy mô vốn chỉ ở mức từ 4-7 tỉ đồng/doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

PV: Đó là thuận lợi, còn thách thức thì sao?

Th.S Đặng Xuân Tâm: Bên cạnh cơ hội bao giờ cũng có thách thức. CMCN 4.0 sẽ mang đến cho nền hành chính chủ yếu là những thách thức trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phát triển của nền hành chính Nhà nước. Một quốc gia có nền hành chính hiện đại trước tiên phải có một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh có từ trước tới nay, đồng thời phá vỡ thị trường lao động truyền thống, từ đó làm thay đổi phương thức quản lý của các cơ quan Nhà nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết.

nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong nghe
Cuộc CMCN 4.0 sẽ giải phóng sức lao động của con người

Tiếp theo là thách thức trong việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ mới vào nâng cao hiệu quả hoạt dộng của các cơ quan hành chính Nhà nước, hay thách thức trong việc xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức của nền hành chính và trong việc việc giải quyết các vấn đề xã hội của nền hành chính cũng như thách thức trong việc thay đổi để thích ứng với sự phát triển.

PV: Theo ông, thách thức nào là lớn nhất?

Th.S Đặng Xuân Tâm: Đó chính là thách thức phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động, vì từ đây nảy sinh rất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội. Tôi chỉ đơn cử như thế này, khi robot và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa tăng lên, tình trạng thất nghiệp trong xã hội cũng tăng lên, đặc biệt là đối với những người lao động trình độ thấp. Mặt khác, khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng giữa những đối tượng cung cấp vốn tài chính và vốn tri thức (các nhà sáng chế, cổ đông và nhà đầu tư) và những đối tượng phụ thuộc vào sức lao động (người lao động)… Từ đó, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự xã hội… cực kỳ phức tạp.

PV: Thưa ông, tác động của CMCN 4.0 đối với cộng đồng doanh nghiệp như thế nào?

Ths Đặng Xuân Tâm: Trước hết, tôi nói về tác động tích cực. CMCN 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cụ thể, để thích ứng với đòi hỏi của CMCN 4.0, doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ, máy móc, tự động hóa trong sản xuất… Nhờ đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, sẽ dẫn đến sự thay đổi to lớn từ việc cung cấp hàng hóa qua việc tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải giảm làm cho hậu cần và chuỗi cung ứng trở nên hiệu quả hơn. Do đó, thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng.

nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong nghe

PV: Chắc chắn CMCN 4.0 cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?

Th.S Đặng Xuân Tâm: Hoạch định chính sách trước những tác động của cuộc CMCN 4.0 là thách thức phổ biến với hầu hết các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam. Hai yếu tố quan trọng trong cuộc CMCN 4.0 là Internet và công nghệ số cho phép tạo ra những giá trị số hóa, phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử, chẳng hạn như quản lý như thế nào đối với tiền điện tử Bitcoin, dịch vụ vận chuyển như Uber, Grab… Thực tế, có thể thấy chính sách và pháp luật của Việt Nam đã không theo kịp sự phát triển của công nghệ. Những tài sản mới giờ đây không thể được quản lý theo phương thức truyền thống mà cần có những chính sách và hành lang pháp lý mới. Nếu các khuôn khổ pháp lý không hoàn thiện và không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh của công nghệ số nói riêng và cuộc CMCN 4.0 nói chung thì ảnh hưởng rất lớn đến sự sáng tạo và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh có từ trước tới nay, đồng thời phá vỡ thị trường lao động truyền thống, từ đó làm thay đổi phương thức quản lý của các cơ quan Nhà nước và đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết.

Về phía doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công chất lượng thấp. Một thống kê cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97%, có rất nhiều hạn chế như quy mô vốn chỉ ở mức 4-7 tỉ đồng/doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Cùng với đó, 80 - 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là công nghệ cũ từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Chưa kể đến khoảng 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp… Tất cả những điều đó cho thấy rõ ràng hạn chế của các doanh nghiệp là rất lớn khi CMCN 4.0 diễn ra.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn cả là trong khi CMCN 4.0 đang bùng nổ trên thế giới và đi vào tất cả “ngõ ngách” của cuộc sống thì nhiều doanh nghiệp Việt đến nay vẫn không hiểu bản chất của CMCN 4.0, không thấy được sự liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng, quy trình không sẵn sàng, không xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh theo xu thế của CMCN 4.0…

PV: Với những hạn chế, thách thức như vậy, theo ông, Việt Nam phải có những giải pháp như thế nào để vượt qua những thách thức, bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ của thế giới?

Th.S Đặng Xuân Tâm: Trước hết, cần quán triệt nhận thức trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức của nền hành chính, đặc biệt là đối với đội ngũ lãnh đạo về những tác động của CMCN 4.0 đối với nền hành chính Nhà nước. Cần tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước. Và, việc vô cùng quan trọng là các cấp, các ngành cần nhanh chóng rà soát, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động để sẵn sàng các điều kiện và thực hiện ngay từ bây giờ việc hội nhập, hợp tác đưa Việt Nam vào nhóm nước đi đầu trong việc chủ động đón nhận cuộc CMCN 4.0 một cách hiệu quả, tránh bị tụt hậu.

PV: Theo ông, cộng đồng doanh nghiệp phải làm gì để vượt qua thách thức của CMCN 4.0 mang lại?

CMCN 4.0 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới, sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng trở nên thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn trong mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.

Th.S Đặng Xuân Tâm: Ở vấn đề này, theo tôi nghĩ, có 3 giải pháp:

Thứ nhất, các doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm, nhưng vẫn phải bảo đảm khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh…

Thứ hai, phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Nhưng để đạt được điều này cần phải phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho cả tổ chức. Nếu chỉ tiếp cận vấn đề từ một phía sẽ dễ tạo ra các phản ứng tiêu cực trong hệ thống tổ chức. Ngược lại, nếu tiếp cận từ hai phía sẽ có tác động tích cực tới người lao động.

Thứ ba, giải pháp cuối cùng trong giải quyết khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là xây dựng chuỗi cung ứng thông minh. CMCN 4.0 sẽ tạo ra một mô hình chuỗi cung ứng mới sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng mới này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất, làm cho chuỗi cung ứng trở nên thông minh hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn trong mọi giai đoạn, từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi giao hàng.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương: Chính phủ và doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ

nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong nghe
Thực trạng phát triển trong nước cho thấy, trong thời gian qua, các trụ cột chính để tiếp cận cuộc CMCN 4.0 như hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế đang có những bước tiến vững chắc. Đặc biệt, hạ tầng công nghệ thông tin đang có những bước tiến lớn.

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng ta đã có hơn 40.000 trạm 4G và hơn 95% dân số được phủ sóng, hơn 128 triệu thuê bao di động với gần 36,2 triệu thuê bao băng thông rộng di động, đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân.

Thể chế của chúng ta cũng đang từng bước hoàn thiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Có thể nói, chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi cũng như những sự tiếp cận cơ bản và vững chắc để tận dụng được những cơ hội của cuộc CMCN 4.0 mang lại.

Để có thể tận dụng thành công cơ hội của cuộc CMCN 4.0, chúng ta cần xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của Việt Nam dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, trên cơ sở sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Trong đó, Chính phủ cần chủ động hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng các chính sách, đặc biệt là các chính sách hướng tới phát triển công nghiệp 4.0, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hóa, chuyển giao và đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực, chủ động hơn trong phối hợp với Chính phủ, chia sẻ với Chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, chúng ta cần có chiến lược hợp tác với các quốc gia đi đầu trong khu vực để cùng phát triển những thế mạnh của mình, tận dụng cơ hội của CMCN 4.0. Giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề, cũng cần được đổi mới một cách căn bản là quyết liệt.

Một điểm nữa cũng đáng quan tâm, nếu nói CMCN 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp của kết nối của khoa học và công nghệ, của đổi mới sáng tạo thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước, đặt mình trong bối cảnh của thị trường khu vực và thế giới, để chủ động hơn trong đổi mới sáng tạo, trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn của khu vực và thế giới, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tú Anh

nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong nghePhát huy trách nhiệm xã hội và viện trợ nhân đạo của các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0
nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong ngheÔng Trần Đình Thiên: Công nghệ 4.0 ập đến, chỉ một phần mềm Grab điều hành cả trăm nghìn xe
nhieu doanh nghiep viet chua san sang tiep can cong ngheThời kỳ công nghiệp 4.0: Hàng nhái, hàng giả càng thêm tinh vi