Nhập khẩu pin năng lượng mặt trời tăng vọt
Các doanh nghiệp chi mạnh lên gần 2,5 tỷ USD để nhập khẩu pin năng lượng mặt trời. |
Số liệu từ Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan thông tin cho thấy, các doanh nghiệp chi mạnh lên gần 2,5 tỷ USD để nhập khẩu pin năng lượng mặt trời, tăng vọt hơn 185%.
Theo đó, số lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng pin mặt trời nhập khẩu vào Việt Nam trong ba năm tăng mạnh, riêng năm 2020 tăng rất mạnh. Cụ thể, năm 2018, cả nước nhập khẩu 119,5 triệu tấm pin năng lượng mặt trời, trị giá 260,4 triệu USD. Đến năm 2019, số lượng nhập khẩu giảm còn 36,2 triệu tấm nhưng giá trị nhập khẩu vẫn tăng 224,4% lên 844,8 triệu USD.
Đặc biệt, năm 2020, số lượng pin mặt trời nhập khẩu vào nước ta đã tăng vột lên 114,6 triệu tấm, giá trị nhập khẩu cũng tăng vọt lên tới 2.409,5 triệu USD. Giá trị nhập khẩu này của năm 2020 tăng 1.067,3% so với năm 2018 và tăng 185,2% so với năm 2019.
Trên thực tế, từ một quốc gia nhiều năm liền lẹt đẹt về điện mặt trời, chỉ trong vòng hơn 3 năm, kể từ sau khi Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành, năng lượng tái tạo bước vào giai đoạn bùng nổ với hàng loạt kỷ lục được ghi nhận. Quyết định 13/2020 lại thêm một lần nữa khiến điện mặt trời nóng hơn bao giờ hết với cuộc đua quyết liệt để kịp đóng điện trước năm 2021.
Đáng chú ý, với dòng pin mặt trời giá rẻ được tuồn vào Việt Nam, có những mẫu pin khi test (kiểm định) không đạt yêu cầu, nhà sản xuất lại tìm cách bán ra thị trường với giá rẻ. Tuổi thọ của sản phẩm xuống rất nhanh, thực tế tại Việt Nam, đã có những dự án 3-5 năm đã hỏng. Hệ lụy rõ nhất là khi vòng đời pin càng ngắn thì lượng đào thải ra ngoài sẽ càng lớn.
Khi vòng đời pin càng ngắn thì lượng đào thải ra ngoài sẽ càng nhanh và càng lớn. |
Ông Đào Du Dương, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Solar Energy cho biết, hiện trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời khác nhau, với các giá khác nhau, chất lượng tấm pin trôi nổi rất bất thường. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường đang có tình trạng một số doanh nghiệp đang lợi dụng sơ hở của việc cấp CO CQ để nhập cùng 1 hãng pin tới 5MW, nhưng doanh nghiệp chỉ cần nhập số lượng các tấm pin 1MW theo đường chính ngạch để lấy CO CQ, sau đó dùng CO CQ photocopy sao y là nhập được số lượng các tấm pin 3-4MW theo đường không chính ngạch.
Ngoài ra, các sản phẩm pin từ Trung Quốc rất đáng lo ngại, chỉ cần đưa ra giá là cái gì cũng có. Nhà sản xuất pin mặt trời sẵn sàng làm theo yêu cầu của khách hàng, ví dụ như: hàng sản xuất ra thực tế chỉ có 350W nhưng khách hàng muốn gắn 450W cũng không có vấn đề gì. Nếu như các dự án lớn thì thường các phòng thí nghiệm để test các tấm pin nhưng chỉ test ngẫu nhiên chứ không thể làm hết được. Điều đáng ngại là người test các tấm pin cũng được chỉ định lấy cái nào để thử nghiệm.
Ngoài ra, một lo lắng cũng được nhiều chuyên gia đặt ra là hầu hết các dự án điện mặt trời mặt trời ở Việt Nam đều chưa có hệ thống xử lý rác thải pin mặt trời vì đây là một mô hình đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.
“Hiện tại, Việt Nam đang nghiên cứu ứng dụng tái chế rác thải pin mặt trời, tuy nhiên, cần phải có lộ trình, nên việc trả lại nơi sản xuất là phương án tốt nhất bây giờ”, một đại diện EVN thông tin.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
SEMICON VIETNAM 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam và quốc tế
-
190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
-
Dự đoán hoạt động lọc dầu của Trung Quốc trong phần còn lại của năm 2024
-
Tin Thị trường: Một loạt những yếu tố có thể tác động tới giá dầu thế giới
-
OPEC+ nhất trí hoãn tăng sản lượng dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 28/10 - 2/11