Nhà đầu tư điện gió lo không kịp thời hạn để hưởng mức giá FIT
Theo nghiên cứu của các tổ chức năng lượng, vùng biển Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tài nguyên năng lượng gió. Cụ thể, ở vùng nước sâu từ 0 đến 30 m với diện tích 111.000 km2 có công suất tiềm năng tới 64.000 GW; và ở vùng nước sâu từ 30 đến 60 m với diện tích 142.000 km2 có công suất tiềm năng có thể đạt đến 106.000 GW. Hiện tại chưa có công bố dữ liệu đo gió ngoài khơi, nhưng một số chủ dự án đã bắt đầu thực hiện việc đo đạc của riêng mình.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo |
Điện gió ở Việt Nam trong cơ cấu sản xuất năng lượng, theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, Việt Nam đặt mục tiêu nâng công suất điện gió lên 800 MW vào năm 2020 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030. Điều này có nghĩa là sản lượng điện gió sẽ đạt 2,1% tổng sản lượng điện của Việt Nam năm 2030. Tuy nhiên, than dự kiến vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu năng lượng năm 2030 với 56%.
Hiện nay chỉ có 4 nhà máy điện gió đã hoạt động ở Việt Nam gồm: Dự án điện gió của Công ty CP Tái tạo Năng lượng Việt Nam (REVN), Dự án của Công ty CP Super Wind Energy Công Lý; Nhà máy Điện gió Phú Lạc của Công ty CP Phong điện Thuận Bình Phú Lạc và một dự án rất nhỏ không nối lưới trên đảo Phú Quý.
Bên cạnh đó, có khoảng 77 dự án điện gió hiện đang trong giai đoạn lên ý tưởng với tổng công suất 10.300 MW. Một trong số các dự án điện gió ngoài khơi lớn là dự án Kê Gà của Enterprise Energy với công suất 3.400 MW. 60 dự án với công suất 4.600 MW đã được phê duyệt. 11 dự án với công suất khoảng 630 MW đang chuẩn bị tiến đến giai đoạn thi công. 9 dự án với công suất 275 MW hiện đã được đưa vào hoạt động. Việc lập Quy hoạch điện 8 sẽ sớm được thực hiện. Những bảng hỏi đầu tiên đang được xây dựng.
Mặc dù thị trường điện gió trong thời gian qua đã có nhiều chính sách khích lệ như giảm thuế doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu, tăng tỷ lệ khấu hao cũng như các ưu đãi cho thuê đất và hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cam kết tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng bến cảng và giao thông.
Tuy nhiên, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam quy định mức giá mua điện gió (FIT) hiện là 8,5 UScent/kWh cho các dự án gió trên đất liền và 9,8 UScent/kWh cho các dự án gió ngoài khơi, với tỷ giá quy đổi là 1 USD = 22.683 VNĐ. Quyết định số 39 nêu rõ giá FIT phụ thuộc vào biến động của tỷ giá quy đổi vào ngày thanh toán. Để được hưởng giá FIT hiện tại, các dự án cần phải có ngày vận hành thương mại (Commercial Operation Date) trước ngày 1/11/2021.
Với quyết định này, các nhà đầu tư điện gió ở Việt Nam đang gặp một số vấn đề. Mặc dù các dự án của họ đã được bổ sung vào quy hoạch. 4.600 MW điện gió đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa được xây dựng, trong khi thời hạn ngày vận hành thương mại để được hưởng mức giá FIT hiện nay, đang đến càng lúc càng gần. Trong vòng chưa đầy 2 năm, chủ dự án phải tìm các nhà đầu tư, chứng minh khả năng sinh lời và phải mua turbine gió. Như vậy với thời hạn trên, các dự án khó có đủ thời gian để hoàn thiện tất cả các công việc này.
Trước thực trạng trên, nhiều nhà đầu tư đã có khuyến nghị về chính sách là tăng tính an toàn cho đầu tư, cụ thể: tiếp tục áp dụng giá FIT hiện tại thêm 3 năm nữa, giảm thiểu tối đa rủi ro cắt giảm công suất phát điện bằng cách đẩy nhanh việc mở rộng hệ thống truyền tải ở các cấp điện áp 110 kV và 220 kV tại các tỉnh liên quan, khắc phục các lỗ hổng trong hợp đồng mua bán điện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách cung cấp các tiêu chuẩn hợp đồng mua bán điện quốc tế.
Một vấn đề khác nữa là quy trình, giấy phép cần thiết để triển khai một dự án điện gió. Các dự án xây dựng nhà máy điện gió với công suất lắp đặt tối đa là 30 MW sẽ cần phải xin phép Ủy ban nhân dân tỉnh. Nếu với công suất lớn hơn, dự án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, đã có khung quy định chung về phát triển đầu tư dự án, tuy nhiên, mỗi tỉnh lại áp dụng một cách khác nhau thành ra quy trình thủ tục mất rất nhiều thời gian và có lúc không được rõ ràng và minh bạch.
Mới đây, với sự cộng tác chặt chẽ của Tổng cục Năng lượng và các Sở Công Thương cũng như các bên liên quan, cuốn sổ tay Hướng dẫn Phát triển và Đầu tư Điện gió tại Việt Nam đã được xây dựng và ban hành. Với nỗ lực này, hy vọng giúp các nhà đầu tư và phát triển dự án có thông tin đầy đủ và rõ ràng hơn.
Minh Thùy
Điện gió từ cánh diều |
[Infographic] Điện gió ngoài khơi – tài nguyên năng lượng tái tạo vô tận |
Tuabin gió lớn nhất châu Á sẽ được sử dụng tại Việt Nam |
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024