Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ sữa hộp

14:31 | 29/12/2011

408 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
"Cuộc chiến" giữa các công ty sữa với các quy định bảo vệ trẻ em của các nước vẫn diễn ra gay gắt, tạo nên những nguy cơ lớn cho tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ vì ngày càng có nhiều trẻ uống sữa ngoài. Đây là ý kiến của ông Roger Mathisen, chuyên gia dinh dưỡng UNICEF. Ông Roger Mathisen nhấn mạnh về mối lo ngại nhiễm khuẩn trong sữa bột đang gia tăng, bởi đó không phải là sản phẩm vô trùng như nhiều người tưởng.

Tại nhà máy, sữa bột hoàn toàn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có khả năng kháng nhiệt cao như Enterobacter sakazakill. Trong 10 năm qua, đã có hơn 70 đợt thu hồi các sản phẩm sữa bột, chủ yếu ở các nước công nghiệp hóa. Đó là lý do Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước có chính sách chặt chẽ hơn trong việc quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.

Hiện nay, sữa bột cho trẻ đang là mặt hàng có doanh thu lớn nhất trong nhóm thị trường thức ăn cho trẻ nhỏ, trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm mức tăng trưởng cao nhất toàn cầu. Các công ty sữa biết rất rõ nguy cơ nhiễm khuẩn, béo phì hoặc tỉ lệ thấp còi ở trẻ sử dụng sữa bột cao hơn nhiều so với trẻ bú mẹ, nhưng vì lợi nhuận, hàng năm họ vẫn tiếp tục bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để quảng cáo, nhằm mở rộng tham vọng nâng cao doanh số sữa bột cho trẻ nhỏ. Đó cũng chính là một nguyên nhân đẩy giá sữa lên cao quá mức so với giá trị thật. Tuy nhiên, điều này chủ yếu xảy ra ở Việt Nam, nơi có nhiều bà mẹ không hiểu đúng về giá trị thực sự của sữa mẹ nên dễ bị các “chiêu thức” quảng cáo đánh lừa.

Không sản phẩn công nghiệp nào tốt bằng sữa mẹ

PGS.TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, khẳng định: Các công ty sữa ra sức quảng cáo rằng sữa có chất DHA, sữa non nhiều hơn sữa mẹ, nhưng các bà mẹ cần biết rằng, trong sữa mẹ đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Thậm chí, phải bú sữa ngoài, làm trẻ bị giảm khả năng miễn dịch nên tăng nguy cơ mắc tiêu chảy, viêm ruột kết, lộn ruột, tiểu đường, tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú v.v… Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, không một loại thức ăn nào tốt bằng sữa mẹ.

Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc Quốc gia sáng kiến Alive & Thrive lo ngại: Trong khi Hội đồng Y tế thế giới yêu cầu các nước tăng cường luật pháp, quy định và biện pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động quảng bá các sản phẩm thay thế sữa mẹ, đồng thời, chấm dứt các hoạt động quảng bá sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ không phù hợp, thì ở Việt Nam, lại vẫn cho phép các công ty sữa được hoạt động quảng bá bên ngoài cơ sở y tế, cho phép một số hoạt động quảng bá, bán hàng tại nhà thuốc bệnh viện và chỉ cấm các công ty sữa tài trợ cho mục đích xúc tiến bán hàng hoặc sử dụng các sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và sản phẩm dinh dưỡng dưới 6 tháng tuổi. Đây là những lỗ hổng luật pháp khiến cho các bà mẹ bị tuyên truyền không đúng, dẫn đến nhiều trẻ phải bú sữa ngoài. Ở các nước, các công ty sữa không được phép liên hệ với các bà mẹ kể cả ở ngoài cơ sở y tế, để quảng bá và bán sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ như ở Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, tình hình này nếu không được ngăn chặn, sẽ khiến cho ngày càng nhiều trẻ em phải bú sữa ngoài. Điều này chỉ làm tăng lợi nhuận cho các công ty sữa, nhưng lại rất nguy hiểm khi ảnh hưởng đến giống nòi Việt Nam khi các nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra: Đang có gần 2,5 triệu trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng do không được bú mẹ những tháng đầu đời, chiếm tỉ lệ rất cao trên thế giới. Đó là chưa kể những thiệt hại về kinh tế khi theo thống kê sơ bộ của UNICEF, mỗi năm nước ta tiêu mất 3,6 tỉ USD cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì uống các loại sữa bột và khoảng 500 triệu USD chi phí điều trị các bệnh liên quan đến sức đề kháng kém do các bé không được bú sữa mẹ.

Để bảo vệ trẻ, bên cạnh các quy định chặt chẽ hơn về quảng bá sản phẩm thay thế sữa mẹ, cũng cần quan tâm đến các bà mẹ bằng việc nâng chế độ nghỉ thai sản lên 6 tháng thay vì 4 tháng, để các bà mẹ không phải cai sữa sớm cho con. Vì thế, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp và các đại diện của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế, Hội Phụ nữ Việt Nam đều kiến nghị sửa đổi chính sách thai sản cho lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng, giữ nguyên lương và chức vụ. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của BHXH và các doanh nghiệp không bị thiếu hụt lao động mà ngược lại, còn làm giảm tỉ lệ bỏ việc của lao động nữ, lại không phải xây dựng nhà trẻ dưới 6 tháng. Ngoài ra, cần có chính sách trợ giúp bằng tiền mặt với phụ nữ chưa tham gia BHXH bắt buộc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng là vợ sĩ quan quân đội, công an tương ứng 2 tháng lương tối thiểu. Nếu thời gian nghỉ thai sản chỉ là 5 tháng, các doanh nghiệp phải có nhà trẻ dưới 6 tháng và bố trí thời gian để các bà mẹ cho con bú, thay vì dùng sữa công thức.

Thanh Nguyệt