Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngành điện không thể “đơn thương độc mã” (Bài 1)

07:00 | 11/05/2014

458 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước áp lực gia tăng sản lượng tiêu thụ điện hằng năm lên tới 14- 15%/năm, trong những năm qua, bên cạnh nỗ lực phát triển hệ thống lưới điện, các giải pháp tiết kiệm điện (TKĐ) cũng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết liệt triển khai thực hiện. Tuy nhiên, có một thực tế, kết quả của các chương trình TKĐ còn rất khiêm tốn. Và theo đánh giá của EVN, tiềm năng TKĐ ở nước ta còn rất lớn và để khai thác triệt tối đa tiềm năng này, ngành điện không thể “đơn thương độc mã”.

Năng lượng Mới số 319

Bài 1: Kết quả vẫn còn khiêm tốn

Báo động về sự lãng mạn

Số liệu thống kê của EVN cho thấy: Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sử dụng điện lãng phí nhất thế giới khi để tăng trưởng kinh tế (GDP) được 1%, sản lượng điện phải tăng tới 2%, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ khoảng 1%. Điều này không những tạo ra áp lực lớn đối với việc phát triển hệ thống nguồn điện mà còn kéo theo nhiều hệ lụy xấu khác như nguồn tài nguyên quốc gia sẽ bị cạn kiệt; phụ thuộc vào năng lượng nhập ngoại… và đặc biệt, sự lãnh phí này sẽ tác động không nhỏ tới các vấn đề về môi trường.

Đề cập tới vấn đề này, tại Hội thảo “Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam”, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng, bên cạnh thủy điện thì hầu hết các nguồn điện của nước ta đều sử dụng các loại nguyên liệu hóa thạch như than, dầu, khí… và đây đều là các nguồn năng lượng có hạn, không phải là nguồn năng lượng vô hạn, không có thể tái tạo, có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Và nếu chúng ta dùng nhiều điện, đồng nghĩa với việc chúng ta đang gây thêm ảnh hưởng cho môi trường bởi việc sử dụng than, khí để sản xuất điện sẽ thải ra một lượng lớn khí CO2 vào bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính.

Hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm ở EVN HANOI

Ông Andrew Head - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: “Trong những năm qua, Việt Nam phát triển tốt về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có phát thải khí nhà kính, lượng thải CO2 cũng gia tăng đáng báo động”.

Cùng đưa quan điểm về vấn đề này, ông Hồ Mạnh Tuấn - Trưởng ban Kinh doanh, thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng TKĐ và hiệu quả EVN cho biết: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của nước ta rất lớn, có lĩnh vực có thể đạt tới 20%, thậm chí 30-35%. Ví dụ: Trong ngành công nghiệp sản xuất ximăng, sắt thép, đông lạnh có thể đạt đến 20%; trong lĩnh vực dân dụng, giao thông vận tải có thể đạt tới 30%; trong lĩnh vực xây dựng có thể đạt 30-35%...

Nói như vậy để thấy rằng, TKĐ đồng nghĩa với việc chúng ta tiết kiệm tiền và bảo tồn nguồn năng lượng có giá trị trên thế giới, góp phần bảo vệ môi trường sống. Và TKĐ có thể thực hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển, từ quy mô công nghiệp đến hộ gia đình. Thực tế, trong những năm qua, tiết kiệm năng lượng nói chung và đặc biệt là TKĐ nói riêng đã được Đảng và Nhà nước xem là một quốc sách cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các hoạt động tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả gắn liền với mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển bền vững vì thế là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nỗ lực của ngành điện

Như đã đề cập tới ở trên, TKĐ được xem là một trong những giải pháp trọng tâm, ưu tiên thực hiện của ngành điện và được cụ thể hóa trong các mục tiêu sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, của từng tổng công ty, đơn vị thành viên. Ông Hồ Mạnh Tuấn cho biết: Một trong những giải pháp TKĐ được EVN đề ra là giảm tổn thất điện năng. Theo đó, EVN đã chủ động đề ra và thực hiện tốt các mục tiêu tiết kiệm điện, đảm bảo năm sau kết quả tốt hơn năm trước. Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng cho sản xuất điện (điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.

Báo cáo chuyên đề về TKĐ của EVN cho thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm từ 24,0% (1993) xuống 12,09% (2004) và đến năm 2010 đã giảm xuống dưới 10%. Đặc biệt, từ năm 2008, khi Tập đoàn tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn với tỷ lệ giảm tổn thất điện năng, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, EVN đã giảm tổn thất điện năng từ 11,05% năm 2006 xuống dưới 8,87% năm 2013, thấp hơn khoảng 0,33% so với chỉ tiêu Bộ Công Thương phê duyệt (9,20%).

Được biết, ngoài các giải pháp TKĐ được áp dụng sâu rộng trong toàn ngành, EVN cũng đã triển khai, thực hiện, hỗ trợ nhiều chương trình tuyên truyền TKĐ khác. Có thể kể đến các chương trình như Chương trình hỗ trợ người dân thay thế bóng đèn sợi đốt; Chương trình Giờ trái đất… Đặc biệt, EVN đã đồng hành cùng “Chương trình quảng bá bình nước nóng năng lượng mặt trời” do Bộ Công Thương triển khai từ năm 2008. EVN đã tham gia chương trình với số lượng bình thực hiện lên tới 90.000 bình, số tiền hỗ trợ hơn 90 tỉ đồng. Và theo đánh giá của Bộ Công Thương, Chương trình không những góp phần thúc đẩy thị trường bình nước nóng năng lượng mặt trời phát triển mà tiền điện tiết kiệm được cho mỗi hộ gia đình cũng lên tới 1 triệu đồng/năm, sản lượng khí gây hiệu ứng nhà kính giảm tương đương với 263 triệu tấn CO2. Ngoài ra, Chương trình cũng góp phần không nhỏ là thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, với tinh thần “mưa dầm thấm lâu”, công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả cũng được EVN EVN xác định là giải pháp ưu tiên hàng đầu, được Tập đoàn quán triệt và chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động và các đơn vị trực thuộc.

Công tác tuyên truyền tiết kiệm điện được các tổng công ty điện lực và các công ty điện lực tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trong nhiều năm nay. Các công ty điện lực đã chủ động, sáng tạo và đề ra nhiều chương trình truyên truyền đa dạng và phong phú, phù hợp với đặc điểm khu vực và địa bàn quản lý của mỗi đơn vị, như: tổ dân phố, ấp/khu dân cư tiết kiệm điện, tuần lễ “tuyên truyền tiết kiệm điện”; “tuyên truyền trong trường học, học đường”, “hội nghị khách hàng”, “tuyến phố kiểu mẫu/tiết kiệm điện”; “hội chợ triển lãm các thiết bị tiết kiệm năng lượng”...

Thống kê của EVN cho thấy, với những nỗ lực như trên, lượng điện tiết kiệm toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 đạt được hơn 5 tỉ kWh và các năm 2011, 2012 và 2013 của cả nước tương ứng là 1,3 tỉ kWh; 1,67 tỉ kWh và đặc biệt trong năm 2013 cả nước đã tiết kiệm được 2,8 tỉ kWh. Số tiền tiết kiệm được là hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, những kết quả này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng TKĐ ở nước ta.

Ngày 15/9/1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 140-HĐBT về việc triệt để tiết kiệm quy định việc TKĐ trong ngành điện lực, các cơ sở sản xuất, trong lĩnh vực sinh hoạt và tiêu dùng tại cơ quan, hộ gia đình, khu tập thể...

Các định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng sơ đồ phát triển Điện các giai đoạn, Nghị định về hoạt động Điện lực và sử dụng điện (năm 2001), và tới năm 2004, Luật Điện lực đã ra đời có hẳn 1 Chương quy định về “tiết kiệm điện” (Chương III Luật Điện lực 2004).

Đảng cũng đã có các kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị BCH TW, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9/1/2011 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ về tăng cường thực hiện tiết kiệm điện và Chính phủ cũng đã ban hành các Chỉ thị chỉ đạo về tăng cường TKĐ.


Thanh Ngọc