Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nâng cao năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin

09:03 | 10/11/2023

3,118 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chiều 9/11, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Dự hội nghị tập huấn có ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc. Tham gia tập huấn có hơn 100 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên, báo cáo viên các sở thông tin và truyền thông, các phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên các cơ quan báo chí khu vực phía Nam; cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin, báo chí - xuất bản, thuộc sở, ngành TP Hồ Chí Minh.

Nâng cao năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin
Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT cho biết, thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Qua đó, Bộ TT&TT được giao nhiệm vụ triển khai dự án giảm nghèo về thông tin. Hội nghị nhằm tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thiết yếu cho xã hội trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Hội nghị cũng nhằm nâng cao năng lực truyền thông; kỹ năng viết bài cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài Trung ương và địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng cao năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin
Ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc thông tin tại hội nghị.

Tại hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc cho biết, công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đến nay, 100% huyện có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ôtô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3 % xã có trạm y tế; gần 100% số xã có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa.

Ông Thắng cũng cung cấp cho các đại biểu thông tin về một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc, miền núi.

Theo Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, để đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận thông tin, thời gian qua, rất nhiều chính sách đã được đưa ra, chẳng hạn như: Chính sách cung cấp dịch vụ bưu chính công ích; Chính sách hỗ trợ hoạt động báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, theo ông Thắng: “Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng DTTS&MN đến nay vẫn là nơi tồn tại “năm nhất”, đó là: Địa bàn khó khăn nhất; Chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; Kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất".

Do đó, việc quan tâm về mọi mặt cho các tỉnh miền núi và dân tộc thiểu số cũng như hỗ trợ truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí có yếu tố quyết định trong công cuộc giảm nghèo thông tin theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Báo chí chính thống cần có các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lực lượng này; phản ánh được những khó khăn họ đang gặp phải để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ, đồng thời có các cách tiếp cận, tuyên truyền, để nâng cao nhận thức làm cho họ tin vào các thông tin chính thống ngày càng nhiều hơn.

Phát biểu kết luận, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT hy vọng hội nghị lần này sẽ giúp tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của các phóng viên, nhà báo về mục tiêu, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan báo chí. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ có được thông tin đầy đủ, cụ thể để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thông qua các tin bài và phóng sự nhằm lan toả chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người miền núi.

Tr.L