Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện

10:48 | 21/05/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 1/4/2019, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành Nghị quyết số 24/NQ-ĐU về “Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện”. Nghị quyết nêu rõ, các doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; xác định và triển khai nhiệm vụ trong từng lĩnh vực cụ thể

Đối diện với nhiều thách thức

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết, trong thời gian qua, hệ thống điện Việt Nam đã vận hành an toàn, bảo đảm chất lượng; các chỉ tiêu về độ lệch tần số, độ lệch điện áp và sai số dự báo phụ tải nằm trong giới hạn cho phép, không tiết giảm phụ tải; độ tin cậy cung cấp điện của các doanh nghiệp trong EVN đạt và vượt mục tiêu đề ra.

nang cao hieu qua van hanh he thong dien 537215
Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu có thể sẽ được tham gia thị trường điện trong thời gian tới

Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã góp phần làm tăng độ minh bạch, công bằng khi huy động các nguồn điện. Các doanh nghiệp phát điện đã nhận thức rõ vai trò của mình, từ đó chủ động trong vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, giảm chi phí, chủ động trong chào giá ở mức hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả chung của hệ thống điện.

Tuy nhiên, những năm tới, việc vận hành hệ thống điện và thị trường điện sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như: Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành hệ thống điện, thị trường điện còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến khâu vận hành. Đến thời điểm này, công suất các nhà máy thủy điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi tình hình khí tượng thủy văn luôn có những diễn biến khó lường, vì vậy, rất khó lập kế hoạch vận hành hệ thống điện và thị trường điện hằng năm, hằng tháng hợp lý và hiệu quả cao.

Việc phân bổ nguồn điện không đồng đều giữa 3 miền dẫn đến phải truyền tải sản lượng điện cao trên đường dây 500kV làm ảnh hưởng đến kết quả vận hành hệ thống điện. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí) cho các nhà máy nhiệt điện cũng như chất lượng nguồn nhiên liệu kèm theo giá bán không ổn định, luôn có xu hướng tăng, cũng gây áp lực không nhỏ đến việc phải tăng giá điện. Hiệu quả của thị trường điện cũng như an ninh cung cấp điện trong kế hoạch trung - dài hạn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng, phân bổ hợp lý dài hạn các nguồn nhiên liệu đầu vào (than/khí)…

Bên cạnh đó, công tác vận hành hệ thống điện và thị trường điện những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: Vẫn xảy ra sự cố trên hệ thống điện, đặc biệt là trên lưới điện 500kV. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tuy đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Chất lượng điện năng có thời điểm không ổn định, độ lệch tần số, chỉ số vượt ngưỡng cho phép, độ lệch điện áp có lúc còn cao, chất lượng tín hiệu từ hệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu tự động từ các nhà máy điện không ổn định…

“Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có nhận thức, đánh giá đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí và những thách thức, khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện, phát triển thị trường điện, từ đó xác định đúng mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân” - Nghị quyết 24 nêu rõ.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành, để thực hiện tốt Nghị quyết, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các doanh nghiệp trực thuộc EVN thực hiện nhiều giải pháp:

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc về vai trò, vị trí của công tác vận hành hệ thống điện, thị trường điện; nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện các quy chế, quy trình, văn bản liên quan đến vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

Đặc biệt, cần tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; xác định và triển khai nhiệm vụ trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong công tác vận hành hệ thống điện, cần lập phương thức điều hành hợp lý, triển khai các giải pháp vận hành tin cậy, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện, giảm chi phí mua điện của EVN.

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dự báo phụ tải và vận hành hệ thống điện, thị trường điện theo nguyên tắc tổng hợp, phân tích số liệu và các yếu tố đầu vào như nhiệt độ, độ ẩm, tình hình thời tiết, thủy văn, sự kiện văn hóa, chính trị lớn, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế…

Trong điều hành giao dịch trên thị trường điện, cần nghiên cứu đưa các nhà máy điện đa mục tiêu của EVN tham gia thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh; nâng cao khả năng tham gia thị trường điện, thị trường nhiên liệu, nghiên cứu xử lý bộ dữ liệu lớn để mô phỏng, dự báo xu thế phát triển thị trường điện trong bối cảnh có nhiều yếu tố không ổn định, hỗ trợ việc đưa ra các quyết định về hoàn thiện chiến lược chào giá điện và mua nhiên liệu; hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện.

Trong lĩnh vực phát điện, cần tiếp tục triển khai các giải pháp kết nối lưới điện, bổ sung các công trình lưới điện để nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực, bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện số, ứng dụng cho các nhà máy điện hiện có và nhà máy điện mới do EVN đầu tư, ưu tiên triển khai mô hình điều khiển nhà máy thông minh, trung tâm quản lý vận hành… cho các cụm nhà máy cùng doanh nghiệp phát điện.

Phối hợp triển khai hệ thống tự động điều khiển tổ máy có giao tiếp và trao đổi dữ liệu với các hệ thống lập kế hoạch vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đáp ứng yêu cầu vận hành.

Trong lĩnh vực truyền tải điện, xây dựng hệ thống truyền tải điện thông minh nhằm nâng cao độ ổn định lưới điện; giám sát điều khiển xa lưới điện, thiết bị trạm, đường dây; nghiên cứu xây dựng trạm biến áp số, chuyển đổi sang trạm biến áp số theo lộ trình phù hợp; ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại và đẩy mạnh áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, giám sát vận hành đường dây tải điện.

Trong lĩnh vực phân phối điện, xây dựng kế hoạch cụ thể cho các tổng công ty điện lực phải hoàn thành các chỉ tiêu năm 2020 trước 1 năm; đẩy mạnh triển khai các chương trình điều chỉnh phụ tải và các chương trình sử dụng điện hiệu quả; triển khai các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời tại các vùng sâu, vùng xa, hải đảo trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế nhằm tăng nguồn điện tại chỗ, giảm tổn thất điện năng và quá tải lưới điện.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, cấp bách như Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 3 mở rộng, Quảng Trạch 1; Trung tâm Điện lực Dung Quất; Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Ialy mở rộng; các công trình lưới điện đường dây 500 kV mạch 3, lưới điện giải tỏa thủy điện nhỏ khu vực Tây Bắc, lưới điện giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo...

Việc phân bổ nguồn điện không đồng đều giữa 3 miền dẫn đến phải truyền tải sản lượng điện cao trên đường dây 500kV làm ảnh hưởng đến kết quả vận hành hệ thống điện. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí) cho các nhà máy nhiệt điện gây áp lực không nhỏ đến việc phải tăng giá điện.

Minh Anh