Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Năm 2020, tối thiểu 80% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

06:50 | 14/11/2019

317 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Y tế cho biết, đến năm 2020, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, tối thiểu 80% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại Sở Y tế và Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.    
nam 2020 toi thieu 80 nguoi dan co ho so suc khoe dien tuTừ tháng 7 bắt đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử
nam 2020 toi thieu 80 nguoi dan co ho so suc khoe dien tuXây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử

Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế. Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử.

Theo Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động tổ chức triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn. Bảo đảm tới cuối năm 2020 có ít nhất 80% người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

nam 2020 toi thieu 80 nguoi dan co ho so suc khoe dien tu
Năm 2020 tối thiểu 80% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử

Các bước triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử bao gồm: Xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe; Cài đặt phần mềm hồ sơ sức khỏe cho các cơ sở y tế; Đào tạo, tập huấn các cán bộ y tế sử dụng phần mềm hồ sơ sức khỏe; Tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn từ thông tin sức khỏe của người dân tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc từ thông tin trực tiếp của người dân; Tổ chức cập nhật thông tin trên phần mềm hồ sơ sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Khai thác thông tin sức khỏe trên phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử; Duy trì hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử. Thời gian thực hiện: 2019 - 2025.

Bộ Y tế giải thích, đối với người dân, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc.

Đối với thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin dữ liệu về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho toàn dân, bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về sức khỏe người dân tại Trung tâm dữ liệu Y tế Quốc gia.

Nguyễn Bách