Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Năm 2014: Cắt chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm

14:36 | 31/12/2013

9,561 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước tình trạng mất cân đối cung - cầu nguồn nhân lực hiện nay, Bộ GD-ĐT đã “mạnh tay” cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những ngành “nóng”.

Bất cập thừa – thiếu ngành sư phạm

Trong khuôn khổ Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 và tổng kết năm học các trường đại học (ĐH), cao đẳng, theo ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hiện có 3 trường ĐH sư phạm thuộc Bộ GD-ĐT (gồm ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và ĐH Sư phạm TP HCM) và có 3 trường thực thuộc ĐH vùng (ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Huế và ĐH Sư phạm Đà Nẵng).

Ngoài ra có đến hàng chục trường ĐH có khoa sư phạm. Hơn nữa, nhiều trường cao đẳng (CĐ) nâng cấp lên ĐH vẫn tiếp tục đào tạo sư phạm, do đó với hệ thống như vậy, hàng năm số sinh viên sư phạm ra trường rất lớn...

Ngoài ĐH Sư phạm Hà Nội còn có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành sư phạm.

Ông Nguyễn Văn Minh cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến sinh viên sư phạm ra trường khó xin việc gia tăng một phần do yếu tố tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và chỉ tiêu do các địa phương cho phép các ĐH trực thuộc tỉnh đề xuất đã khiến nguồn cung vượt quá nguồn cầu.

Yếu tố khác đó là hầu hết sinh viên ra trường đều lựa chọn các thành phố lớn, vùng đồng bằng thị xã, thị trấn để tìm kiếm việc làm, trong khi một số địa phương vùng sâu vùng xa vẫn thiếu giáo viên.

Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ ra: “Sự thiếu dự báo nguồn nhân lực, cộng với việc đào tạo giáo viên ồ ạt của nhiều trường... là nguyên nhân sinh viên sư phạm ra trường khó có cơ hội việc làm”.

Do đó, ông Minh đề xuất giải pháp tất yếu là cần có dự báo nguồn nhân lực và quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm. Theo ông, đã đến lúc cần đội ngũ giáo viên chất lượng cao, vì vậy cần có các trường đào tạo một cách chuyên nghiệp thay vì như hiện nay. Nên duy trì các ĐH sư phạm nêu trên và thêm các khoa phân bố ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ là đủ. Các trường CĐ sư phạm trong giai đoạn quá độ chuyển sang dạng các cơ sở giáo dục cộng đồng và bồi dưỡng giáo viên...

Giảm dần chỉ tiêu các ngành “nóng”

Từ trước tới nay, các khối ngành như sư phạm, kinh tế, y dược... vẫn được coi là các ngành "nóng" bởi số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao hơn hẳn các ngành học khác. Tuy nhiên trong thời điểm này, trước tình trạng đào tạo ồ ạt dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn nhân lực, Bộ GD-ĐT đã "mạnh tay" cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những ngành này.

Đối với ngành sư phạm, trong nhiều năm nay, thí sinh không còn mặn mà nhưng thực tế chỉ tiêu đào tạo ngành này vẫn chiếm đến trên 14% so với tổng chỉ tiêu ở các trường trực thuộc bộ.

Một biện pháp mạnh tay sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013 là cắt giảm đến 1/5 chỉ tiêu của ngành sư phạm. Từ 20.000 tân sinh viên của năm 2012, năm 2013 bộ đã “áp” sẵn con số chỉ tuyển mới 16.000 tân sinh viên ĐH ngành sư phạm. Ở hệ CĐ, ngành này cũng bị giảm 10% với định mức tuyển mới là 2.900.

Trước khi các trường thực hiện việc giảm chỉ tiêu thì trong năm 2013, Bộ đã 2 lần ra văn bản yêu cầu các trường giảm dần việc tuyển sinh các ngành sư phạm. Trong văn bản ra ngày 11/7, Bộ thông báo tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ.

Giữa tháng 12, Bộ tiếp tục yêu cầu các trường khi xác định và đăng ký cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh các ngành sư phạm chính quy năm 2014 phải theo hướng giảm dần. Lý do việc điều chỉnh chỉ tiêu này để phù hợp nhu cầu sử dụng thực tế, đảm bảo cân đối cung cầu nhân lực ngành này. 

Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế sẽ phối hợp để thanh, kiểm tra chất lượng đào tạo nhân lực khối y dược.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực hiện nay, Bộ sẽ yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu riêng cho một số ngành nhiều người học thay vì chỉ xác định chỉ tiêu tổng cho toàn trường, sau đó trường tự phân cho từng ngành.

Những trường nhiều năm liền mất cân đối chỉ tiêu giữa các ngành, Bộ sẽ giao trực tiếp chỉ tiêu trên cơ sở năng lực đào tạo của từng ngành.

Bên cạnh đó, các ngành "nóng" hiện nay còn có thể kể đến là khối ngành kinh tế, khối y dược, đặc biệt là bác sỹ đa khoa.

Đối với nhóm ngành kinh tế, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết trong các năm qua, Bộ đã đưa ra cảnh báo về nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh đã vượt so với quy hoạch nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội, khiến sinh viên tốt nghiệp các ngành này khó tìm được việc làm.

Trong năm 2013, số thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành này đã giảm 10% so với năm 2012. Trong khi đó một số ngành đào tạo có số hồ sơ đăng ký dự thi tăng so với năm trước gồm nhóm ngành khoa học giáo dục tăng 3,1%, kỹ thuật môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%...

Đối với khối ngành y dược, năm 2013, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với nhiều cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo ngành này. Kết quả kiểm tra cho thấy nhìn chung các trường đã có nhiều cố gắng trong đầu tư đội ngũ và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo đã tuyển sinh vượt quá năng lực hiện có của nhà trường.

Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ cũng thừa nhận việc điều chỉnh cơ cấu ngành còn chậm, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của quá trình đổi mới, chưa gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của từng ngành, địa phương và xã hội, còn thiếu quy hoạch chung về ngành và trình độ đào tạo.

Khánh An