Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Năm 2013, bù giá hàng trăm tỉ để cấp điện cho các huyện đảo

15:20 | 31/12/2014

359 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đây là thông tin được đưa tại buổi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 30/12.

Kiểm tra lưới điện trên đảo Lý Sơn.

Theo Bộ Công Thương, thực hiện Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thành phần Tổ công tác bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và một số thành viên của EVN.

Việc kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 của EVN do kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam kiểm toán; Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 sau kiểm toán của EVN, Báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; Hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện; Tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Tổ công tác. EVN chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho Tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, trong đó có vấn đề giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm điện của EVN đều vượt kế hoạch được giao. Khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện trong năm 2013 tại các huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Phú Qúy (tỉnh Bình Thuận), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cũng được xác định là 214,35 tỉ đồng do giá bán điện bình quân thực tế tại các huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý và Lý Sơn chỉ bằng 62,7%, 48,94% và 32,52% giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Tổng cộng lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan kiểm toán độc lập (Công ty TNHH Deloitte Việt Nam), tổng chi phí chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến 31/12/2013 là 8.811,71 tỉ đồng.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc EVN đề nghị tăng giá điện trong thời gian tới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, theo quy định tại Quyết định 69, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ xem xét phương án giá điện do EVN trình, nếu phương án giá điện tăng từ 7-10% thì EVN được quyền tăng sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt, còn trên 10% Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chi phí giá thành của EVN là các yếu tố đầu vào khi phát điện. Việc tăng giá điện trong năm 2015 sẽ phải tính toán trên cơ sở thực tế, như giá than đã tăng theo lộ trình, giá khí, phụ thuộc vào cơ cấu nguồn điện khi huy động, nhất là vào mùa khô.

Đề cập đến vấn đề tổn thất điện năng trong năm 2013 là 8,87%, thấp hơn so với kế hoạch do Bộ Công Thương phê duyệt nhưng lại phải truyền tải cao, ông Tuấn cho rằng có nguyên nhân từ tổn thất lưới điện truyền tải Bắc Nam tăng cao trung bình 2 lần; trong đó, truyền tải từ miền Bắc vào miền Trung tăng 1,99%, miền Trung vào Nam tăng 2,4%.

Về việc EVN vẫn phải mua điện từ Trung Quốc trong khi hệ thống điện đã có dự phòng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay: Từ năm 2004, EVN đã mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 220kV. Thời kỳ đó Việt Nam thiếu điện trầm trọng. Nếu không có nguồn điện này, EVN sẽ phải tiết giảm điện. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, khi các nhà máy thủy điện có thủy văn thuận lợi nên nguồn điện mua từ Trung Quốc đã giảm. Cụ thể, năm 2012 là 3,2 tỷ kWh, năm 2014 là 2,29 tỷ kWh và dự kiến năm 2015 là 1,8 tỷ kWh.

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN cũng cho rằng trong điều kiện hệ thống điện trong nước bị sự cố, việc kết nối lưới với các nước trong khu vực là một trong những định hướng chiến lược mà thế giới đang thực hiện. Với các nước ASEAN, Việt Nam tham gia kết nối lưới điện, đặc biệt là các nước Tiểu vùng sông Mê Kông như Lào và Campuchia để tận dụng công suất dư thừa của nước bạn phục vụ nhu cầu tăng trưởng nước mình. Việc mua điện từ Trung Quốc, Lào và Campuchia là có lợi từ hai phía. Trong đó, Việt Nam mua điện từ Trung Quốc khoảng cách gần hơn nên điện áp ổn định hơn. Do vậy, EVN chủ trương khi đã kết nối lưới điện với các nước thì tiếp tục duy trì mua điện. Định hướng này không những làm cho dự phòng hệ thống điện cao, mà độ tin cậy lưới điện cũng tăng lên, giảm sức ép về đầu tư.

Theo ông Đinh Quang Tri, năm 2014, giá điện đã không tăng nhưng một loạt chi phí theo tính toán sơ bộ đang phải treo như điều chỉnh giá than cho sản xuất điện theo lộ trình, điều chỉnh giá khí bao tiêu, biến động tỷ giá, nộp thuế tài nguyên nước, chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ, lắp đặt tụ bù, một số chi phí của các nhà máy IPP theo yêu cầu của Chính phủ, bổ sung chi phí môi trường năm 2011-2012 của các nhà máy thủy điện nhỏ dưới 30 MW và chênh lệch tỷ giá còn treo lại, tổng cộng là 15.000 tỷ đồng. Để giải quyết bài toán tăng giá điện, EVN kiến nghị Chính phủ cho hoãn khoản chênh lệch tỷ giá 8.811 tỷ đồng vì đây là chế độ kế toán. Một số khoản chi phí thanh toán cho Petrovietnam Chính phủ cho phép chậm lại.

Tuy nhiên, nếu tăng trưởng phụ tải ở miền Nam quá nhanh trong khi nhiều nhà máy trong khu vực chưa vào kịp (gần 3000MW công suất các nhà máy đang xây dựng), nguy cơ thiếu điện cao, buộc EVN phải đổ dầu vào đốt thì giá thành sản xuất điện trong năm tới sẽ rất cao. Do vậy, giải pháp quan trọng nhất lúc này vẫn phải là kêu gọi tiết kiệm điện.

Theo Bộ Công Thương, năm 2013, sản lượng điện thương phẩm EVN thực hiện là 115,28 tỉ kWh; tỷ lệ tổn thất hệ thống điện là 8,87%, thấp hơn 0,45%  so với chỉ tiêu 9,32% quy định của Bộ Công Thương. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện là 169.905,89 tỉ đồng, giá thành sản xuất kinh doanh điện là 1.473,8 đ/kWh. Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 130.912,1 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.135,57 đ/kWh. Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 9.200,09 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 79,8 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 29.047,41 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 251,97 đ/kWh. Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 746,29 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,47 đ/kWh.

Mai Phương (tổng hợp)