Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ mở điều tra Tổng thống Philippines giết người

21:08 | 17/09/2016

4,586 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner ngày 16/9 xác định rằng Mỹ sẽ cho mở điều tra về cáo buộc tân Tổng thống Philippines giết hàng nghìn người.
tin nhap 20160917210626
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

Sau lời khai của một "sát thủ hối cải" tại Thượng viện Philippines ngày 15/9 rằng đích thân ông Rodrigo Duterte từng hạ sát một nhân viên điều tra và ra lệnh giết khoảng 1.000 người khác thời ông còn làm thị trưởng thành phố Davao (miền Nam Philippines), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào ngày 16/9/2016 đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ Mỹ, yêu cầu mở điều tra về vụ việc.

Phát biểu tại Washington, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Mark Toner xác định rằng Mỹ đánh giá là những lời cáo buộc nhắm vào tổng thống Philippines rất “nghiêm trọng”, được Mỹ “xem xét một cách nghiêm túc” và sẽ cho mở điều tra.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch còn yêu cầu Liên Hiệp Quốc đứng ra điều tra. Theo ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức có trụ sở ở Mỹ này thì: “Không thể hy vọng là Tổng thống Duterte cho mở điều tra về chính mình. Do đó, điều thiết yếu là Liên Hiệp Quốc phải đứng ra tiến hành việc đó”.

tin nhap 20160917210626
Sát thủ Edgar Matobato cho biết trong một phiên điều trần của Thượng viện rằng ông ta là một trong nhiều cảnh sát viên thuộc một đội hành quyết nhận lệnh từ ông Duterte

Trong cuộc điều trần vào ngày 15/9 trước một ủy ban của Thượng viện Philippines đặc trách điều tra về cái chết của hơn 3.000 nạn nhân trong chiến dịch chống tội phạm mà ông Duterte tung ra từ ngày nhậm chức tổng thống vào cuối tháng 6/2016, Edgar Matobato, 57 tuổi, một nhân chứng tự nhận là “sát thủ hối cải” đã khai rằng đích thân ông Duterte đã bắn chết một điều tra viên của Bộ Tư pháp, và ra lệnh hạ sát khoảng 1.000 người ở thành phố Davao từ năm 1988 đến năm 2013.

Matobato cho biết cá nhân ông đã giết chết khoảng 50 người bằng những hình thức khác nhau, trong đó có vụ thả một người đàn ông cho cá sấu và đốt những người khác.

Ông ta mô tả một vụ việc vào năm 1993 khi mà đội hành quyết của ông ta chạm trán một nhân viên của Bộ Tư pháp tìm cách ngăn chặn họ thực hiện nhiệm vụ.

Cuộc chạm trán leo thang thành một cuộc đấu súng và kết thúc với việc ông Duterte kết liễu nhân viên này, theo lời ông Matobato.

Ông Matobato nói: "Thị trưởng Duterte chính là người đã kết liễu ông ta. Ông Jamisola (nhân viên Bộ Tư pháp) vẫn còn sống khi ông (Duterte) đến. Ông Duterte xả hai băng đạn Uzi nhắm vào ông Jamisola".

Nhân chứng này còn thú nhận rằng ông là thành viên một đạo quân tử thần, trong đó có cảnh sát, được giao nhiệm vụ tiến hành chiến dịch giết người đó.

Chính quyền Philippines sau đó đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc. Bộ trưởng Tư pháp Philippines Vitaliano Aguirre cho rằng những cáo buộc của nhân chứng nói trên hoàn toàn “dối trá” và “bịa đặt”.

Chủ tịch Thượng viện Aquilino Pimentel, một đồng minh của Tổng thống Duterte, cũng tuyên bố với hãng tin AFP rằng lời khai của nhân chứng đó không liên quan gì tới nhiệm vụ của ủy ban điều tra thượng viện là xem xét những vụ giết người mới đây mà thôi.

Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói đòi điều tra. Thượng nghị sĩ Leila de Lima, chủ tịch ủy ban điều tra của Thượng viện Philippines thì cho rằng: “Cần phải cho cả nước Philippines biết rõ là các vụ giết người hiện nay giống với những gì đã xảy ra trước đây ở Davao”.

Một nghị sĩ khác, dân biểu Edcel Lagman cũng kêu gọi Tổng thống Duterte bổ nhiệm một ủy ban độc lập để “thiết lập danh sách thủ phạm cũng như nạn nhân” của các vụ giết người bị cáo buộc.

Theo giới phân tích, chính quyền Mỹ đã muốn dạy cho tân tổng thống Philippines một bài học vì trong thời gian gần đây ông liên tục có những phát ngôn khiến Mỹ mất mặt với cả thế giới. Đầu tiên là ông chửi đại sứ Mỹ ở Philippines, kế đến ông vỗ thẳng vào mặt Tổng thống Obama bằng những lời lẽ nặng nề nhất. Mới đây, ông Duterte còn muốn đuổi đặc nhiệm Mỹ khỏi miền nam Philippines và còn nói chẳng muốn tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông.

Việc ông Rodrigo Duterte đã vượt qua giới hạn mới trong việc chống đối lại Mỹ, đồng minh truyền thống và từng là quốc gia đô hộ Philippines đến tận năm 1946, để xích lại gần với Trung Quốc có thể là lý do Washington muốn dùng luật pháp quốc tế để hù dọa lại. Tuy nhiên, cũng giống như những lần lên tiếng khuyên bảo Manila về cuộc chính chống tội phạm ma túy ở Philippines, có lẽ lần này Mỹ cũng sẽ nhận được “lời chửi” tương ứng.

Hôm thứ năm tuần này, Ngoại trưởng Philippines nói vẫn coi Mỹ là đồng minh đáng tin cậy, nhưng sẽ không chấp nhận sự dạy dỗ về nhân quyền như điều kiện để tiếp tục nhận trợ giúp của Washington.

Nh.Thạch

AP, AFP