Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ: “Ấn Độ muốn mua bao nhiêu dầu của Nga cũng được!”

13:50 | 14/11/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài Chính Mỹ tuyên bố: Mỹ không phiền chuyện Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga bao nhiêu tùy thích, kể cả dầu không bị G7 áp trần giá, miễn rằng Ấn Độ tránh xa dịch vụ bảo hiểm, tài chính và vận chuyển của phương Tây.
Mỹ: “Ấn Độ muốn mua bao nhiêu dầu của Nga cũng được!”
Bộ trưởng Liên minh Tài chính và Các vấn đề Doanh nghiệp của Ấn Độ Nirmala Sitharaman và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen

Khi trao đổi với Reuters về chủ đề bền chặt quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ, bà Janet Yellen khẳng định rằng mục đích của chính sách áp trần giá dầu Nga là nhằm hạ nhiệt giá dầu thô toàn cầu, cũng như hạn chế doanh thu của Nga từ ngành công nghiệp này. Hơn nữa, Nga sẽ không còn bán được dầu nhiều như hiện nay nữa, vì châu Âu sẽ ngừng nhập khẩu dầu nếu giá nằm ngoài mức trần hoặc không có chiết khấu cao.

Thật vậy, Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhận xét: “Một khi EU ngừng mua dầu Nga, quốc gia này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển dầu với số lượng nhiều như hiện nay. Quá trình tìm kiếm người mua sẽ trở nên khó khăn hơn, vì rất nhiều khách hàng cần sử dụng dịch vụ của những công ty phương Tây”.

Hiện nay, Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của Nga chỉ sau Trung Quốc.

Từ tháng 5/2022, EU đã nảy ra ý tưởng hạn chế giá dầu mua từ Nga như một biện pháp trừng phạt Moscow vì đã khai màn cuộc chiến Nga – Ukraine. Mỹ đã tỏ lòng ủng hộ ý tưởng này. Dự kiến tập thể G7 và Úc sẽ hoàn thiện những chi tiết cuối cùng trong chính sách áp trần giá dầu Nga trước ngày 5/12.

Về việc Trung Quốc và Ấn Độ không hưởng ứng chính sách này, bà Janet Yellen nói: “Ấn Độ, Trung Quốc và những khách hàng lớn khác có thể dùng chính sách này để gây áp lực và bắt Nga phải giảm giá bán ra. Dù thế nào đi nữa, Nga vẫn sẽ phải bán dầu với giá chiết khấu. Ấn Độ, Trung Quốc hay châu Phi sẽ được mua vàng đen với giá hời. Nước Mỹ chúng tôi cảm thấy hài lòng với việc đó. Vậy cũng tốt. Chưa kể, chỉ cần Ấn Độ không tìm đến công ty bảo hiểm, vận chuyển hay những loại hình dịch vụ khác của phương Tây, thì Ấn Độ có thể mua dầu Nga với giá tùy thích. Cách nào cũng tốt cả”.

Theo đó, chính sách giới hạn giá dầu Nga của G7 và Úc sẽ kìm giữ lợi nhuận xuất khẩu dầu thô của Moscow bằng cách như sau: Phương Tây sẽ từ chối nhận bảo hiểm, vận chuyển hàng hải hay trả tiền giao dịch hàng hải nếu thùng dầu Nga có giá cao hơn quy định của mức trần. Dự kiến giá dầu Nga sẽ bị hạn chế trong mức 63 – 64 USD/thùng.

Ấn Độ dè chừng

Trên thực tế, phát biểu của bà Janet Yellen chính là lời phản hồi cho tuyên bố của ông Subrahmanyam Jaishankar - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Vào tuần trước, ông Subrahmanyam Jaishankar cho biết Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục mua dầu thô Nga vì lợi ích của đất nước.

Hiện các Bộ Tài chính và Năng lượng của Ấn Độ không bình luận về nhận xét của bà Janet Yellen, nhưng nhiều quan chức cho biết họ cảm thấy dè chừng với chính sách “chưa được thử nghiệm” này.

Thật vậy, một quan chức giấu tên của chính phủ Ấn Độ đã nói với Reuters: “Tôi không nghĩ Ấn Độ sẽ tuân theo chính sách này. Chúng tôi cũng đã thông báo ý định này với toàn thế giới. Mặt khác, chúng tôi nghĩ những quốc gia khác không có vấn đề với chính sách này. Cũng không ai quan tâm nếu Nga ngưng bán dầu”.

Theo vị quan chức này, sự ổn định nguồn cung và giá cả mới là hai yếu tố quan trọng nhất.

Hiện nay, Công ty dầu khí Nga Rosneft - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Nga đang mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách thuê thêm tàu chở dầu, giúp khách hàng không phải chật vật tìm hãng vận chuyển, bảo hiểm hay những dịch vụ khác trong trường hợp họ mua dầu với giá chuẩn.

Dù vậy, Bộ trưởng Tài Chính Mỹ khẳng định: “Ngay cả khi tàu chở dầu Nga, tàu chở dầu Trung Quốc, tàu chở dầu ‘ma’ - gồm những chiếc tàu đã quá cũ kĩ, ngừng hoạt động hay đổi cờ phương tiện, có cùng hợp lực đi nữa, tôi nghĩ trong tương lai, Nga vẫn khó bán được nhiều dầu như hiện nay nếu họ không đưa giá rẻ hơn”.

Đông đảo nhà vận động hành lang dầu khí tham dự COP27Đông đảo nhà vận động hành lang dầu khí tham dự COP27
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với thị trường dầu khí của Ấn Độ là gì?Thách thức lớn nhất hiện nay đối với thị trường dầu khí của Ấn Độ là gì?
Mỹ đe dọa, Ấn Độ thẳng thắn đáp trảMỹ đe dọa, Ấn Độ thẳng thắn đáp trả

Ngọc Duyên

AFP