Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Một ngày theo chân “áo cam” Đà thành

14:54 | 18/06/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đối với cuộc sống hiện đại như ngày nay, mọi thứ đều cần đến điện, việc mất điện cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người dân. Chính vì vậy, công việc của những người thợ điện luôn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Chúng tôi đã rong ruổi cùng các anh “áo cam” Đà thành để có những trải nghiệm đáng nhớ…
Một ngày theo chân “áo cam” Đà thành
Màu áo cam cần mẫn nổi bật giữa nắng gắt ngày hè

Có mặt từ 5 giờ sáng, những anh công nhân Đội QLVH đường dây và TBA đang tất bật chuẩn bị vật tư cho công trình trên tuyến đường Đống Đa. “Anh em kiểm tra đầy đủ trang cụ, thiết bị cho công tác hôm nay rồi tập trung vào họp an toàn đầu giờ nhé!” – câu nói quen thuộc mỗi sáng của anh Huỳnh Ngọc Toàn – Đội trưởng Đội QLVH đường dây và TBA Điện lực Hải Châu (PC Đà Nẵng). Vì công tác bắt đầu rất sớm nên các anh chỉ kịp ăn vội ổ bánh mỳ rồi vào sinh hoạt đầu giờ để nghe phổ biến, nhắc nhở an toàn lao động trước khi ra hiện trường.

Công tác hôm nay của các anh thuộc công trình chống quá tải đường dây trung áp của Điện lực Hải Châu năm 2022. Tại buổi sinh hoạt đầu giờ, các anh tập trung tại phòng họp của Đội để nghe anh Hải – Phó giám đốc Điện lực và anh Toàn – Đội trưởng chỉ huy trực tiếp phổ biến phương án thi công, phân công công việc; đồng thời kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động và đặc biệt dặn dò các anh phải luôn tuân thủ quy trình an toàn điện khi làm việc.

Đúng 6 giờ sáng, 22 công nhân chia thành hai nhóm ra quân để tiến hành công tác. Hành trang mang theo của các anh chỉ đơn giản là một “chiếc túi thần kỳ” đựng đồ nghề và những kiến thức về kỹ thuật, về an toàn điện như một “bảo bối” để bảo vệ bản thân trước mỗi lần chuẩn bị “chiến đấu” với dòng điện. Nhóm công tác đầu tiên thực hiện thay cột điện trung áp xuống cấp không đảm bảo an toàn thuộc nhánh rẽ thay dây trên đường Đống Đa. Nhóm công tác thứ hai sẽ tiến hành thay 132 mét dây từ vị trí 87-2/5 đến TBA Kéo Cước – 471 LTR.

Những chiếc xe cẩu tải đã đến hiện trường, người đặt rào chắn, người lái xe vào vị trí, người chuẩn bị vật tư, thiết bị bắt đầu tiến hành công tác tháo hạ dây trung thế, hạ thế, cáp viễn thông, hệ thống chiếu sáng chung cột, tiến hành đào đúc móng và dựng mới cột tại vị trí cũ, thực hiện thay thế vật tư, phụ kiện trên các cột trung thế… Cứ như thế, hai nhóm công tác phối hợp nhịp nhàng với nhau để tập trung hoàn thành nhiệm vụ.

Đến khoảng 11 giờ, các anh tranh thủ tiếp nước cho nhau, nghe anh Tấn – Chỉ huy phụ trách thông báo công tác sẽ tiến hành qua trưa, người tranh thủ gọi điện về báo cơm cho người thân ở nhà, người tranh thủ dặn dò vợ đưa đón các con về cẩn thận. Công việc nối tiếp nhau, dù ai cũng đã thấm mệt và đã đói, dù những chiếc áo cam đã đẫm mồ hôi và bụi bẩn nhưng các anh vẫn động viên nhau rằng “ráng tý nữa thôi, ráng cho xong việc rồi cùng ăn cơm luôn nhé!”.

Một ngày theo chân “áo cam” Đà thành
Các anh vui vẻ tiếp nước cho nhau khi nghỉ ngơi giữa giờ

Dưới cái nóng của buổi trưa hè, ai nấy cũng đều muốn chạy thật nhanh về nhà để trốn nắng gắt, để được quây quần trong bữa cơm với gia đình. Ấy vậy mà các anh vẫn miệt mài trên lưới điện, mặc kệ những giọt mồ hôi đang lăn dài trên khuôn mặt rám nắng, các anh vẫn nở nụ cười cùng ánh mắt đầy quyết tâm hoàn thành công việc để đóng điện kịp thời phục vụ người dân. Chứng kiến cảnh này, chúng tôi càng khâm phục sự tận tâm, nỗ lực đóng góp thầm lặng của những người thợ điện.

14 giờ, công tác cuối cùng kết thúc, bỗng cơn mưa mùa hạ bất chợt kéo đến như gột rửa đi những mệt mỏi, nóng bức sau một ngày công tác. Các anh lại tiếp tục trở về với công việc thường nhật của mình, chia nhau đi kiểm tra tuần canh lưới điện, xử lý sự cố, phát quang hành lang tuyến để đảm bảo hệ thống điện trên địa bàn quận Hải Châu được vận hành an toàn, liên tục.

Đối với những người công nhân ngành điện, nỗi niềm mà họ luôn canh cánh có lẽ là trách nhiệm với gia đình, bởi vì họ phải thường xuyên thức khuya dậy sớm, căng mình giữ dòng điện không kể đêm ngày, từ trong những ngày mưa nắng, những dịp lễ hay cả những thời khắc giao thừa. Không phải là họ sợ vất vả, mà là ở phía sau luôn có người đang chờ các anh về, cho nên nhất định phải “về nhà an toàn”.

Phạm Ánh (EVNCPC)

Công nhân ngành điện và những niềm riêng trong đại dịch
Lặng thầm những công nhân xử lý sự cố
Tâm sự của những thợ điện Sông Cầu
Tâm sự nghề “Cảnh sát điện”
Thi công đường dây 220kV trên biển đầu tiên: Khó chồng khó, nhưng...
“Khoác áo mới” cho huyện nghèo (kỳ 2)