Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Môi trường nhà máy nhiệt điện than không đáng ngại

09:15 | 28/09/2017

Theo dõi PetroTimes trên
|
Với công nghệ xử lý hiện đại, vấn đề môi trường tại các nhà máy nhiệt điện than đã cơ bản được giải quyết và không đáng ngại...

GS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam: Đã xử lý khá triệt để chất thải NMNĐ than

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai

Chất thải NMNĐ chủ yếu là rắn và khí, trong đó chất thải rắn là tro trong xỉ và tro bay, còn khí là khói. Hiện nay, theo ghi nhận, tro trong xỉ đã được sử dụng hết để làm phụ gia xi măng. Còn với tro bay - “điểm nóng” trong công tác môi trường NMNĐ, nếu hàm lượng cacbon trong tro còn dưới 5% thì đây là nguyên liệu quý để sản xuất vật liệu xây dựng (làm bê tông đầm lăn trong xây đập lớn, làm gạch không nung). Tính ra 1 triệu tấn tro bay có thể sản xuất 500-600 triệu viên gạch không nung kích thước tiêu chuẩn.

Chúng tôi tin rằng, khi Chính phủ có lệnh cấm sản xuất gạch nung thì tro xỉ của các NMNĐ sẽ được tận dụng hết. Như vậy, bài toán tro xỉ đối với môi trường sẽ không đáng bận tâm và vấn đề chỉ còn là chính sách ở tầm vĩ mô.

Tro bay của NMNĐ được lọc qua khử bụi tĩnh điện, có hiệu suất trên 99,98%, nghĩa là chỉ có một lượng nhỏ tro bay theo khói thải vào không khí. Ống khói của các NMNĐ phổ biến cao từ 200-250m, sự phát tán khói bụi có thể đi xa 50-100km nên làm tăng rất ít nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh.

Cũng xin lưu ý, xét về thành phần hóa học, tro xỉ từ đốt than chủ yếu là các ô-xít kim loại như silic, nhôm, titan, sắt, canxi, magie… đều là các thành phần hữu ích để làm vật liệu xây dựng. Theo các phân tích hiện nay, các nguyên tố kim loại nặng như thủy ngân, chì… hầu như không có.

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai
Sản xuất gạch không nung từ tro, xỉ NMNĐ than ở Trà Vinh

Về chất thải khí của NMNĐ gồm bụi, SO2 và NOx thì nhờ hệ thống lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất lọc bụi trên 99,98%, lại được phát thải qua ống khói cao phổ biến trên 200m, được khuếch tán trong không gian rất rộng nên rất ít ảnh hưởng đến nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh.

Khi Chính phủ có lệnh cấm sản xuất gạch nung thì tro xỉ của các NMNĐ sẽ được tận dụng hết. Như vậy, bài toán tro xỉ đối với môi trường sẽ không đáng bận tâm và vấn đề chỉ còn là chính sách ở tầm vĩ mô.

SO2 sinh ra do trong than có lưu huỳnh đều được khử trước khi thải ra ngoài không khí qua tháp khử FGD bằng đá vôi hay nước biển đạt tiêu chuẩn quy định mới được phép thải vào không khí. Sản phẩm khử là các muối sulfat như CaSO4 (thạch cao). NOx sinh ra do quá trình cháy nitơ có trong than và không khí. Nitơ là khí tro nên phản ứng cháy nitơ chỉ xảy ra khi nhiệt độ vùng cháy cao và trong môi trường giàu ôxy, nghĩa là không phải chỉ sinh ra trong lò hơi của NMNĐ mà cũng sinh ra ở các quá trình cháy khác như trong lò luyện kim, lò xi măng, lò thủy tinh, nung gạch và cả trong các động cơ đốt trong, động cơ diesel, trong buồng cháy của turbine khí khi phát điện…

Các thiết bị khử SO2, NOx rất đắt, trung bình một tháp khử SO2 cho tổ máy 300MW giá khoảng 18-20 triệu USD, tháp khử NOx giá khoảng 12-18 triệu USD…

Như vậy các NMNĐ đã đầu tư rất lớn lên tới hàng trăm triệu USD cho việc đầu tư thiết bị xử lý các chất thải theo khói này để bảo đảm nồng độ phát thải phải dưới giới hạn cho phép khi phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chi phí vận hành hệ thống thiết bị xử lý này cho cả đời dự án còn lớn hơn nhiều chi phí đầu tư nên không cần phải lo lắng quá mức về phát thải khí của NMNĐ than, trong khi đó rất nhiều quá trình công nghiệp khác không có xử lý gì các khí độc hại này.

Còn với chất thải lỏng là nước làm mát và nước thải công nghiệp cũng tương tự. Nước làm mát hiện được thực hiện theo 2 sơ đồ hở và kín nhưng tựu chung, chất lượng nước vào như thế nào thì ra cũng như vậy. Nước thải công nghiệp gồm nước xúc rửa, nước thải sinh hoạt có lưu lượng thấp, khoảng 200-300m3/ngày đêm, cũng được các NMNĐ xử lý đạt yêu cầu mới được thải ra môi trường.

TS Trần Văn Lượng - Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương): Thêm cơ chế để NMNĐ than chủ động xử lý môi trường

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai

Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn 2016-2030, nhu cầu điện tăng bình quân khoảng 9-10%/năm.

Trong bối cảnh hiện nay, việc khai thác tiềm năng các loại năng lượng khác như thủy điện, điện khí… đã đạt tới giới hạn, trong khi việc phát triển điện hạt nhân tạm dừng, các loại năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chiếm dụng diện tích lớn (trung bình 1MW điện mặt trời chiếm mất 1,2-1,5ha), chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống rất cần có nguồn chạy nền để đáp ứng được ổn định điện phụ tải. Do vậy, để bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu phụ tải điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng thì việc phát triển nhiệt điện than cần được quan tâm đúng mức.

Việt Nam hiện có 21 NMNĐ than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 14.310MW. Tất cả các NMNĐ than đã đi vào hoạt động đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các vấn đề môi trường chính của các NMNĐ than là chất thải rắn (tro, xỉ); khí thải từ quá trình đốt các loại nhiên liệu như NOx, SO2, CO2…; nước thải và nước làm mát. Kết quả phân tích thành phần tro, xỉ của 21 NMNĐ than cho thấy đây là chất thải rắn thông thường, không phải chất thải rắn nguy hại. Trong khi đó, nước thải phát sinh từ NMNĐ than chủ yếu là nước làm mát các hệ thống thiết bị, nước vệ sinh xưởng, các loại nước thải xỉ… được thu gom và xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp và tái sử dụng, không xả thải ra môi trường.

Việt Nam hiện có 21 NMNĐ than đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 14.310MW. Tất cả các NMNĐ than đã đi vào hoạt động đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mặc dù vấn đề môi trường tại các NMNĐ than không đáng ngại, nhưng hiện nay lại đang có nhiều khó khăn trong thực thi. Đó là: Theo quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại thì tro bay của các NMNĐ than thuộc đối tượng “có khả năng” là chất thải nguy hại, đây là rào cản pháp lý gây hiệu ứng “tâm lý” trong ứng xử của cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông và người dân đối với tro, xỉ nhiệt điện. Nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở khác có khả năng sử dụng tro, xỉ của NMNĐ than làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro, xỉ theo quy định. Thiếu các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tro xỉ làm vật liệu xây dựng.

Từ thực tế đó, tôi cho rằng, để bảo đảm việc phát triển nhiệt điện than gắn với phát triển bền vững, Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các NMNĐ than có thể chủ động xử lý các vấn đề môi trường của nhà máy. Trong đó cần sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tro xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền để làm cơ sở để quản lý chất lượng các loại tro, xỉ cũng như việc sử dụng tro, xỉ cho các mục đích khác nhau; sửa đổi Nghị định 38 của Chính phủ theo hướng loại bỏ giấy phép “Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường” để các doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dễ dàng tiếp cận và xử lý, tái chế tro, xỉ của NMNĐ than…

Ông Lê Hồng Tịnh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai

Phát triển nhiệt điện than để bảo đảm an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước và đời sống nhân dân là rất cần thiết. Trong quá trình phát triển nhiệt điện than cần ưu tiên lựa chọn công nghệ có hiệu suất cao để giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam và quốc tế.

Từ thực tế hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần xem xét, điều chỉnh các quy định, tiêu chuẩn cho phù hợp, đáp ứng các quy định về sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam:

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai

Việt Nam phát triển công nghiệp hóa một cách “cổ điển”, mô hình tăng trưởng dựa quá lâu vào các ngành khai thác tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, tiêu tốn tài nguyên, tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường… Hiện lãng phí năng lượng trong ngành xi măng ở mức 50%, gốm sứ 35%, dệt may 30%, thép 20%, nông nghiệp 50%...

Do vậy, phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận chiến lược năng lượng. Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng phải là bắt buộc chứ không chỉ là “cần lựa chọn”. Phải thúc đẩy việc tiêu thụ năng lượng trong một nền kinh tế thông minh, công nghệ hiện đại áp dụng vào cả sản xuất năng lượng và tiêu thụ năng lượng để giảm thiểu chi phí.

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi:

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai

Chúng ta vẫn phải đầu tư xây dựng, phát triển các NMNĐ than. Khi năng lượng tái tạo phát triển ở mức cao thì lúc đó mới giảm tỷ trọng nhiệt điện than được. Khi xây dựng NMNĐ than hiện nay có 3 yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư, đó là: Khắc phục tối đa các khí thải độc hại NOx, SOx và lắp đặt lọc bụi tĩnh điện để tạp chất không đào thải ra môi trường; xây dựng được các cảng cấp than, băng chuyền than phải hợp lý để tránh rơi vãi than; xử lý các chất thải tro, xỉ.

Tro, xỉ của Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 không có thành phần nguy hại

moi truong nha may nhiet dien than khong dang ngai
Hệ thống quan trắc môi trường của NMNĐ Vĩnh Tân 2

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã chuyển đổi nhiên liệu đốt khởi động lò từ dầu HFO sang dầu FO, hoàn thành cải tiến hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để đưa vào vận hành ngay từ khi khởi động lò hơi, giải quyết triệt để việc phát thải khói đen trong quá trình khởi động. Việc quan trắc, giám sát chất lượng khí thải và nước thải sau hệ thống xử lý thường xuyên, liên tục. Nhà máy đã xây dựng đường nội bộ vận chuyển tro, xỉ ra bãi thải và lắp đặt 19 camera giám sát quá trình vận chuyển và truyền tín hiệu về Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh đó, quy trình thực hiện và giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý tro, xỉ đã được xây dựng, trình UBND tỉnh Bình Thuận thông qua, bảo đảm an toàn về môi trường. Công ty cũng đã ký hợp đồng xử lý, tái chế tro xỉ làm phụ gia xi măng và gạch không nung với 4 doanh nghiệp.

Các mẫu tro xỉ từ Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã được kiểm tra về thành phần nguyên liệu và đều cho kết quả không có thành phần nguy hại.

Thanh Ngọc