Mở cửa từng bước, thận trọng, an toàn
PV: Số ca nhiễm Covid-19 mới ghi nhận tại TP HCM vẫn ở mức cao, vậy mở cửa nền kinh tế trong thời điểm này liệu có hợp lý không, thưa ông?
Ông Trần Hoàng Ngân: Tôi được biết, gần đây TP HCM ghi nhận những tín hiệu tích cực trong phòng, chống dịch bệnh. Đến 15-9, ước tính tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin ở mức trên 95%. Hệ thống điều trị tiếp tục được mở rộng và tăng cường trang thiết bị, phác đồ điều trị hiệu quả hơn, có hơn 200.000 túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động hình thành để chăm sóc sức khỏe ca nhiễm, nhân lực chống dịch của trung ương và địa phương chi viện cho TP HCM rất nhiều... Tất cả các điều kiện cần và đủ đó hướng đến mục tiêu kéo giảm số ca nhiễm mới, ca nặng, ca tử vong. Hy vọng TP HCM sẽ kiểm soát được dịch bệnh và đưa xã hội về trạng thái bình thường mới.
TP HCM sẽ mở cửa nền kinh tế thận trọng, an toàn |
PV: Lãnh đạo TP HCM khẳng định, mở cửa phải an toàn, an toàn mới mở cửa. Vậy theo ông, TP HCM nên mở cửa như thế nào?
Ông Trần Hoàng Ngân: Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói, không thể quét sạch hết F0, phải mở dần, phải sống trong điều kiện bình thường mới. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng, căn cứ vào tình hình dịch tễ để quyết định nới lỏng hay thắt chặt. Mở cửa phải an toàn, an toàn mới mở cửa, nói cách khác, an toàn đến đâu mở cửa đến đó. Có thể giai đoạn đầu thí điểm mở cửa ở phạm vi hẹp, ở quận, huyện kiểm soát dịch bệnh tốt, vùng xanh. Cần hết sức thận trọng.
Hiện nay, TP HCM đang lấy ý kiến các hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia về việc xây dựng kế hoạch mở cửa nền kinh thế như thế nào cho an toàn và hiệu quả. Quan trọng nhất là truyền thông để người dân tập cách sống trong môi trường có dịch, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện có dịch. Vì vậy, phải tăng cường thêm cơ sở y tế ở các khu vực có doanh nghiệp sản xuất, khu chế xuất, khu công nghiệp...
PV: Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều bị tổn thương nặng vì dịch Covid-19. TP HCM có gói hỗ nào để giúp doanh nghiệp phục hồi sức khỏe?
Ông Trần Hoàng Ngân: Trước đó, ngày 29/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP “Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Coivid-19”. Triển khai Nghị quyết 84/NQ-CP, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, một loạt các chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất đã được Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện.
Bên cạnh đó, hỗ trợ mà doanh nghiệp mong đợi nhiều nhất, lớn nhất hiện nay chính là kiểm soát được dịch bệnh nhanh, hiệu quả và người lao động được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Thành phố đang phấn đấu tăng tốc tiêm mũi 2. TP HCM sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.
Điều quan trọng nhất là Nghị quyết 105 mới được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì vậy, các bộ, ngành phải sớm cụ thể hóa nghị quyết, cụ thể là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Gói hỗ trợ năm nay phải hơn gấp nhiều lần gói hỗ trợ năm trước, phải tương đương khoảng 5-10% GDP hoặc nhiều hơn nữa mới đủ vực dậy nền kinh tế vì doanh nghiệp bị tổn thương rất nặng.
PV: Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp, TP HCM vẫn cần tiếp tục quan tâm tới an sinh xã hội, thưa ông?
Ông Trần Hoàng Ngân: TP HCM cần gói hỗ trợ thứ 2 với quy mô lớn hơn, nhiều hơn, sẽ kéo dài thêm 2 tháng cùng với túi an sinh. UBND TP HCM sẽ trình HĐND để đưa ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, ngoài gói an sinh cho người dân, người lao động bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, chúng ta cần có chính sách hợp lý với lực lượng tuyến đầu vì họ hy sinh rất nhiều về sức khỏe và tinh thần khi dịch bệnh bùng phát.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Mở cửa từng bước, thận trọng, an toàn |
Diễn đàn châu Á - phiên thứ 10 về Việt Nam |
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 về ASEAN, các đối tác, an ninh khu vực và Biển Đông |
Thanh Hồ
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Giải pháp của mô hình dịch vụ công ở các hội nghề nghiệp
-
Tăng cường hợp tác quốc tế và phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
-
Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế
-
Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo