Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Máy bắt bọ xít, côn trùng gây hại bằng mồi sinh học và ánh sáng

18:52 | 20/04/2020

258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhóm tác giả Lưu Toàn Thắng, Ngô Quang Tú, Nguyễn Đức Việt, Đặng Minh Đan, cựu học sinh trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) đã cùng nhau chế tạo thành công “Máy bắt bọ xít - côn trùng gây hại bằng mồi sinh học và ánh sáng”. Sản phẩm không những giúp nông dân trồng cây ăn quả an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống.    
may bat bo xit con trung gay hai bang moi sinh hoc va anh sangSáng chế nước sát khuẩn từ cây dại
may bat bo xit con trung gay hai bang moi sinh hoc va anh sangSáng kiến làm lợi 30 tỉ đồng
may bat bo xit con trung gay hai bang moi sinh hoc va anh sangĐiểm sáng chế biến, tiêu thụ than
may bat bo xit con trung gay hai bang moi sinh hoc va anh sang
Nhóm tác giả giới thiệu về “Máy bắt bọ xít - côn trùng gây hại bằng mồi sinh học và ánh sáng”

Lưu Toàn Thắng, nhóm trưởng đề tài sáng chế chia sẻ, Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất, nhì miền Bắc, trong đó vải thiều chiếm số lượng lớn. Để cây vải có tỷ lệ đậu quả cao, người dân đã phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật để phun khử bọ xít hút nhựa, dẫn đến ảnh hưởng lớn tới chất lượng, làm biến đổi một số thành phần hóa học trong quả. Trong khi các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng môi trường sống và chất lượng của quả vải, đồng thời gây thiệt hại về kinh tế, tiền của của người dân.

Từ băn khoăn đó, làm thế nào giúp nông dân không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn tiêu diệt được bọ xít bảo đảm chất lượng quả vải xuất khẩu và bảo vệ môi trường, nhóm đã cùng nhau tham gia nghiên cứu sáng chế “Máy bắt bọ xít - côn trùng gây hại bằng mồi sinh học và ánh sáng”.

Lưu Toàn Thắng cho biết, cấu tạo của “Máy bắt bọ xít và côn trùng gây hại” đơn giản, dễ làm. Máy được làm bằng tôn Inox, lưới thép, bóng đèn tích điện 12v, ắc quy 12 V, mạch sạc solar 10hA, dung môi, pin năng lượng mặt trời… Cơ chế hoạt động của máy dựa trên việc sử dụng nguyên lý hoạt động Cơ - Lý - Hóa, sử dụng năng lượng từ pin mặt trời và ắc quy. Ban ngày, máy dẫn dụ các loại côn trùng hại cây trồng bằng mồi chứa dung dịch pheromone. Dựa trên đặc tính của côn trùng luôn hướng về phía có ánh sáng, buổi tối, máy sẽ được thêm bộ phận để thắp bóng đèn. Phía dưới của máy có quạt hút để giữ lại những côn trùng đã dính bẫy.

Theo Đặng Minh Đan, mồi sử dụng để dẫn dụ các loại côn trùng được trộn với dung dịch pheromone, an toàn với con người khi tiếp xúc nhưng có hiệu quả đặc biệt đối với những loại côn trùng. Để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng, máy được thiết kế có chiều cao 1,5m, rộng 0,7m nhưng khối lượng toàn máy chỉ nặng từ 7-8kg. Do đó, máy có thể dễ dàng và tiện lợi để treo lên các tán cây nhãn, vải... Với mỗi hecta cây trồng, chỉ cần sử dụng khoảng 5 máy.

Nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo dạy Vật lý, Hóa học trong trường, sau khi hoàn thành, nhóm mang máy đi thử nghiệm tại vườn vải của gia đình bà Nguyễn Thị Thu Hương, thôn Trung Nghĩa (xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn) và ông Thân Văn Đông, thôn Phúc Thượng (xã Song Mai, TP Bắc Giang). Kết quả cho thấy, chiếc máy hoạt động rất hiệu quả, không chỉ bắt được bọ xít mà một số côn trùng khác cũng sập bẫy. Qua đó giúp người nông dân tiêu diệt các loại côn trùng có hại mà không cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, vừa đỡ tốn chi phí lại bảo đảm chất lượng quả, tăng giá thành sản phẩm.

Ngoài sử dụng để diệt bọ xít, côn trùng cho cây nhãn, vải, sản phẩm có thể sử dụng trong việc bảo vệ các loại cây trồng khác khỏi côn trùng có hại. Ngoài ra, những loại côn trùng bắt được có thể sử dụng làm nguồn thức ăn cho vật nuôi góp phần bảo vệ môi trường.

Phú Văn