Man Utd sẽ đảo lộn vì C.Ronaldo?
"Trong nhiều năm qua, mọi người đều biết rằng C.Ronaldo là cầu thủ mà tôi yêu thích. Ở thế hệ của tôi, anh ấy luôn là thần tượng" - Bruno Fernandes tự hào chia sẻ. Và cũng ngôi sao sinh năm 1994 là người có công không nhỏ trong việc thuyết phục C.Ronaldo trở về "mái nhà xưa". Còn nhớ, ngay sau khi Man Utd thông báo chiêu mộ CR7, Bruno Fernandes đã hồ hởi khoe mình là "người đại diện" trong thương vụ này.
C.Ronaldo và Bruno Fernandes luôn "lạc mất nhau" ở đội tuyển Bồ Đào Nha. |
Tất cả đều cho thấy một điều Bruno Fernandes thực sự tôn trọng và muốn người đàn anh cập bên Man Utd.
Có một thực tế rằng Man Utd đang sở hữu hai ngôi sao hàng đầu của bóng đá Bồ Đào Nha ở thời điểm này. Một người là chân chuyền hàng đầu châu Âu, một người là tiền đạo lừng danh của bóng đá thế giới. Sự kết hợp này đã mở ra nhiều viễn cảnh tươi đẹp cho Man Utd. Những ký ức về kỷ nguyên hoàng kim của CLB dưới thời Sir Alex Ferguson lại ùa về.
Ở góc độ nào đó, sự xuất hiện của C.Ronaldo sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển của Man Utd.
Thế nhưng, đó chỉ là góc nhìn… màu hồng. Thực tế cho thấy không phải cứ khi bổ sung ngôi sao lớn thì thành tích tốt sẽ đến với CLB. Hơn nữa, một nhân tố có tài năng, cá tính cực mạnh như C.Ronaldo có thể khiến mọi thứ đảo lộn ở Man Utd.
Trong những năm qua, HLV Solskjaer đang xây dựng Man Utd xoay quanh Bruno Fernandes. Cầu thủ người Bồ Đào Nha được Solsa cho phép thi đấu tự do, tùy ý sử dụng những đường chuyền mạo hiểm.
Không quá khi nói rằng, kể từ thời hậu Sir Alex Ferguson, không cầu thủ nào tạo ra tầm ảnh hưởng rõ nét như Bruno Fernandes. Cả đội hình Man Utd đều phải di chuyển để thích nghi với lối chơi của cựu cầu thủ Sporting Lisbon.
Bruno Fernandes luôn chật vật khẳng định mình ở đội tuyển Bồ Đào Nha khi có sự xuất hiện của C.Ronaldo. |
Thế nhưng, nếu đặt Bruno Fernandes lên bàn cân với C.Ronaldo (kể cả về tầm ảnh hưởng) thì cầu thủ đàn em vẫn không thể nào bằng. CR7 cũng quá quen với việc là trung tâm của vũ trụ như thời ở Real Madrid, Juventus và kể cả đội tuyển Bồ Đào Nha (nơi Bruno Fernandes cũng thi đấu).
Có một thực tế rằng, Bruno Fernandes luôn "xịt" mỗi khi thi đấu bên cạnh C.Ronaldo ở đội tuyển Bồ Đào Nha. Thậm chí, cả hai như… hai kẻ xa lạ ở đội tuyển.
Đơn cử như ở vòng loại Euro 2020, hai cầu thủ này ghi 12 bàn thắng, trong đó, riêng C.Ronaldo đã ghi 11 bàn, còn Bruno Fernandes có 1 bàn. Cả hai đường kiến thành bàn ở giai đoạn này đều không dành cho C.Ronaldo.
Điều này tiếp tục lặp lại ở Euro 2020. Nhạc trưởng của Man Utd không kiến tạo bất kỳ bàn nào cho C.Ronaldo lập. Tiếp đó, tới vòng loại World Cup 2022, CR7 vẫn ghi bàn tằng tằng mà không hề có dấu ấn của người đồng đội.
Trong những năm qua, Bruno Fernandes luôn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở đội tuyển Bồ Đào Nha. Nó trái ngược với hình ảnh bùng nổ ở Man Utd. Và điều trớ trêu rằng, trong trận đấu với Azerbaijan mới đây, Bruno Fernandes đã tỏa sáng với đường kiến tạo đẳng cấp cho Bernardo Silva lập công. Đó lại là trận đấu mà C.Ronaldo không ra sân vì án treo giò.
Số lần chạm bóng của Bruno Fernandes ở Man Utd (trái) và Bồ Đào Nha (phải). Điều này cho thấy, Bruno Fernandes thường bị kéo lùi sâu hơn sở trường ở đội tuyển Bồ Đào Nha. |
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho điều này, trong đó, quan trọng nhất vẫn là HLV trưởng. Ở đội tuyển Bồ Đào Nha, HLV Fernando Santos chưa bao giờ đặt Bruno Fernandes vào vai trò trung tâm. Thay vào đó, ngôi sao của Man Utd thường bị kéo sâu hơn thường lệ và đôi khi bị bố trí đá lệch phải.
Bên cạnh đó, ở đội tuyển quốc gia, anh cũng không được "khuyến khích" chơi mạo hiểm như ở Man Utd.
Mọi đường chuyền của Man Utd trong trận đấu với Leeds đều hướng tới vị trí của Bruno Fernandes. |
Thống kê chỉ ra rằng, chỉ có 13/369 lần chạm bóng của Bruno Fernandes trong các trận đấu cùng đội tuyển Bồ Đào Nha ở Euro 2020 và vòng loại World Cup 2022 ở khoảng 20 mét cách khung thành đối thủ (nơi mà Bruno Fernandes nguy hiểm nhất).
Nhìn biểu đồ dưới đây có thể thấy, Bruno Fernandes thực hiện số đường chuyền hỏng ở Man Utd nhiều hơn so với đội tuyển Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, ở mặt tích cực hơn, sự mạo hiểm của cầu thủ này đã mở toang vùng sáng tạo cho Man Utd.
Số đường chuyền hỏng của Bruno Fernandes (màu đỏ) ở Man Utd lớn hơn rất nhiều so với đội tuyển Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, chính sự mạo hiểm này đã giúp cầu thủ sinh năm 1994 thành công. |
Thời ở Sporting Lisbon, Bruno Fernandes đã quen với vai trò tự do. Trong mùa giải cuối cùng ở CLB Bồ Đào Nha trước khi sang Old Trafford, cầu thủ này đã ghi tới 33 bàn thắng. Phong độ ấy tiếp tục được thể hiện ở Man Utd.
Hay như trận mở màn Premier League với Leeds mùa giải này, Bruno Fernandes còn thi đấu như tiền đạo ảo và tỏa sáng với cú hat-trick.
Nói vậy để thấy rằng, sự khác biệt của ngôi sao sinh năm 1994 ở Man Utd và Bồ Đào Nha nằm ở vai trò của HLV trưởng. Nếu như ở Man Utd, Solsa chủ trương "giải phóng đôi chân" của cầu thủ này thì Fernando Santos lại muốn "trói" anh vào vị trí nhất định và cũng hạn chế lối chơi mạo hiểm.
Câu hỏi đặt ra là liệu HLV Solskjaer có nghĩa khác về vai trò của Bruno Fernandes sau khi có C.Ronaldo. Tất nhiên, chẳng ai cấm Bruno Fernandes chơi tự do khi C.Ronaldo xuất hiện. Tuy nhiên, việc giải bài toán kết hợp "hai con hổ" này cũng không phải là điều đơn giản với Solsa.
Theo Dân trí
-
Link xem trực tiếp Man Utd vs Liverpool (Ngoại hạng Anh), 22h ngày 1/9
-
Link xem trực tiếp Man City vs Man Utd (Siêu cup Anh), 21h ngày 10/8
-
Van Basten: "Sẽ là sai lầm nếu Man Utd sa thải Erik Ten Hag"
-
Arsenal bị chê trách vì "khoe" giành được nhiều Cup F.A nhất
-
Man Utd sẽ sa thải Erik Ten Hag ngay sau chung kết cúp F.A