Lý do khiến làn da "càng lúc càng đen"?
>> Những lưu ý dưỡng da ngày nắng gắt
>> Những sai lầm tai hại khi tẩy da chết
Do yếu tố nội tiết
Các nguyên nhân như shock tâm lý, quá căng thẳng, môi trường sống bị ô nhiễm, tác hại của việc sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo hoặc người mang thai, tiền mãn kinh… đều có thể làm thay đổi nội tiết.
Nó gây ra các phản ứng oxy hóa kim loại bên trong cơ thể, điển hình là kim loại đồng (Cu). Điều này khiến cho làn da, nhất là da mặt mất đi vẻ trắng sáng và rơi vào trạng thái thâm xỉn.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân “hàng đầu” dẫn đến tình trạng da sạm đen. Nguyên nhân là do ánh nắng có khả năng kích thích quá trình sản xuất melanin, làm cho màu da trở thành “đen nhẻm”.
Không chỉ thế, việc tiếp xúc với tia cực tím còn khiến lớp biểu bì dưới da dễ dàng bị tổn thương, từ đó gây rối loạn nội tiết tố, khiến da bị khô, xỉn, kém sắc, sạm nám, thậm chí còn gây ung thư da.
Nhiều tế bào chết
Quá trình oxy hóa ở da của chúng ta diễn ra liên tục. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho các tế bào chết tích tụ trên da mỗi ngày, khiến da mất đi độ sáng và sự săn chắc.
Cùng với đó, sự tác động của các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, khói xe, môi trường ô nhiễm… càng khiến da lão hóa nhanh hơn, làm tăng các tế bào chết trên bề mặt da, tạo thành các mảng tối. Vì thế, các bạn nên chú ý hơn tới “công cuộc” tẩy tế bào chết cho da.
Thiếu nước
Cơ thể thiếu nước đồng nghĩa với việc làn da sẽ mất đi độ ẩm cần thiết. Điều này sẽ làm giảm các chức năng điều tiết tiết tố của da.
Bên cạnh đó, nó còn làm da yếu đi, khó có thể chống lại những tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm, ảnh hưởng điện từ… Vì thế, về lâu dài, làn da của chúng ta sẽ ngày càng thô ráp và xám xịt.
Giảm oxy trong máu
Thiếu oxy hemoglobin microvascular cũng là nguyên nhân khiến da bị xỉn màu. Lượng oxy trong máu cao sẽ giúp khí huyết lưu thông thuận lợi.
Làn da của chúng ta cũng vì thế mà hồng hào hơn. Ngược lại, lượng oxy thấp sẽ làm da bị tái đi và mất đi vẻ trắng sáng, hồng hào.
Lịch sinh hoạt không khoa học
Khi thời gian biểu của chúng ta bị “đảo lộn”, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn uống không điều độ... sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Nó thúc đẩy quá trình sản xuất melanin, gây rối loạn nội tiết, từ đó tác động xấu đến da và khiến da đen đi.
Stress
Theo rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, stress và trầm cảm cũng có những tác động đến làn da và khiến da ngày một xấu đi. Nó khiến da bị sạm đen, mọc nhiều mụn, sần sùi, kém tươi trẻ...
Về lâu dài, stress còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
Anh Anh (th)