Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Loay hoay với những thước phim ngoài luồng

16:05 | 01/07/2014

1,818 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi đăng tải trên trang video trực tuyến YouTube vài ngày, bộ phim sitcom “Căn hộ số 69” tự gắn nhãn 18+ đã thu hút hơn 3 triệu lượt người xem. Với những cảnh quay được cho là dung tục, phản cảm, báo đài vào cuộc “mổ xẻ” nội dung cũng như không hiểu vì sao một sản phẩm như thế lại “lọt” được bộ phận kiểm duyệt. Và trước nhiều luồng thông tin trái chiều, gây tranh cãi, Cục Điện ảnh rục rịch gửi công văn tới thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cùng một số đơn vị liên quan “cầu cứu”.

Năng lượng Mới số 335

Tuy nhiên, "một bề" đâu chẳng thấy. Cục Điện ảnh lại bị quay như chong chóng trên khắp các mặt báo sau khi ông Đỗ Duy Anh, Phó cục trưởng Cục Điện ảnh, người điều hành phiên họp báo liên tiếp nói "hớ" ở những câu hỏi đầu tiên mà phóng viên đề cập. Và vấn đề cốt lõi là quyết định xử phạt như thế nào thì Cục này có vẻ "mông lung" và "ngây thơ" chưa đưa ra được kết luận.

Cục Điện ảnh bối rối

Cái "hớ" thứ nhất, đó chính là khi phóng viên hỏi ông Đỗ Duy Anh đã xem series sitcom này chưa mà đã gửi công văn đề nghị xử lý đi các nơi thì ông này bảo chưa. Ông biết đến "Căn hộ số 69" thông qua báo chí và đến nay, đó cũng là nguồn thông tin duy nhất mà đại diện của Cục này tiếp cận. Và kể cả khi công văn được gửi đi rồi, đến nay, ông cũng chưa trực tiếp xem. Chưa bàn tới nội dung của nó hay hay dở, khi người cầm trịch không xem mà cấm, nói ra có phần hơi hài hước.

Cái "hớ" thứ hai, khi nhận được câu hỏi series sitcom này là "phim" hay "sản phẩm văn hóa" được chia sẻ công khai, ông Đỗ Duy Anh chưa thể khẳng định được. Khi chưa thể khẳng định được nó có phải là "phim" không mà đã "gõ cửa" các cơ quan chức năng, phải chăng Cục Điện ảnh đã "cầm đèn chạy trước ôtô", vô hình trung mặc định nó là phim (vì khi xem nó là phim thì việc xử lý mới thuộc thẩm quyền của Cục Điện ảnh)?

"Căn hộ số 69" mới ra lò đã bị tuýt còi

Mặt khác nữa, chưa khẳng định nó là phim nhưng khi lý giải về những sai phạm của series sitcom này, vị Phó cục trưởng này lại nói: "Với "Căn hộ số 69", điều thứ nhất là (nhà sản xuất) Nam Cito đã không tuân theo quy định về sản xuất phim (điều 49, Luật Điện ảnh) vì theo điều tra, Cục Điện ảnh được biết đây là một nhóm làm phim và không trực thuộc cơ sở nào có chức năng sản xuất phim. Khi phát hành, "Căn hộ số 69" hoàn toàn không thông qua kiểm định để cấp phép phát hành, phổ biến phim (điều 51, Luật Điện ảnh)".

"Căn hộ số 69" thuộc thể loại sitcom (hài kịch tình huống). Rõ ràng, khi series sitcom này mới chạy được tập 1 dài vỏn vẹn 20 phút và đang tạm ngừng thì ngay trên bàn họp báo, đã nảy sinh một sitcom khác khá gây hài.

Một cảnh quay trong phim

“Thoáng” thế nào đây?

Biên kịch MzDung: “Việc quản lý các nguồn phim trên mạng là bất khả kháng. Cục Điện ảnh làm sao có thể rà soát hết các phim, clip được tung lên hằng ngày trên YouTube hay các kênh thông tin khác. Nếu áp dụng luật vào sân chơi này chẳng khác gì hạn chế tài năng, cản trở con đường nuôi giấc mơ điện ảnh.

Ở đây, người viết không bàn sâu đến vấn đề hay dở của series sitcom này. Vị Phó cục trưởng Cục Điện ảnh có nói rằng: “Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất phim phải thông qua hãng phim có tư cách pháp nhân, nghĩa là có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim do Cục Điện ảnh cấp. Ngoài ra, phim muốn phổ biến (trong đó có mạng Internet) phải được hội đồng thẩm định phim xét duyệt và tư vấn để Cục Điện ảnh cấp giấy phép phổ biến phim. Tất cả các cá nhân sản xuất phim không có tư cách pháp nhân, không qua tổ chức nào là phạm luật”.

Từ đây, phát sinh ra một vấn đề lớn trong việc làm phim và phổ biến phim tràn lan trên Internet hiện nay. Không chỉ có một "Căn hộ số 69" mà có rất nhiều sản phẩm chưa đủ tư cách pháp nhân và cũng chưa qua tổ chức nào mà đã đăng tải trên các kênh thông tin. Vậy thì, theo lời ông Phó cục trưởng Cục Điện ảnh, tất cả đều phạm luật?

Điều đáng nói là việc các cá nhân, tổ chức, câu lạc bộ tự quảng bá và giới thiệu sản phẩm do mình làm ra trên các kênh thông tin trong thời đại Internet bùng nổ như hiện nay được xem là điều bình thường. Vì thế, dư luận đặt câu hỏi liệu luật có quá cũ kỹ và cần đổi mới cho kịp thời đại hay không cũng có cái lý của họ.

Có lẽ, chúng ta cần phân biệt việc sản xuất phim và việc sáng tạo cá nhân không mang tính kinh doanh thu lợi nhuận hoặc quảng bá tuyên truyền cho một tổ chức xã hội, đoàn thể hay tập hợp một nhóm người nào hoạt động có tôn chỉ mục đích... Đạo diễn Phan Huyền Thư băn khoăn: "Nếu việc tự làm một bộ phim cá nhân để chia sẻ với bạn bè cũng như tự chụp một bức ảnh của riêng mình, sáng tác một bài hát để tặng người thân, làm một bài thơ tỏ tình... thì có phải xin phép không? Và có luật nào cấm điều đó không?".

Một cảnh quay trong phim

Vả lại, luật chỉ điều chỉnh những tác giả trong nước. Vậy trong trường hợp phân khúc tác giả là người Việt Nam nhưng hiện đang sinh sống ở bên ngoài lãnh thổ mà có hành vi tương tự như tác giả "Căn hộ số 69" thì Cục có phạt được không? Nếu không, khi họ nhờ những người bạn ở nước ngoài làm giúp họ điều đó, hoặc nhờ hacker sử dụng tài khoản nước ngoài làm điều đó thì sản phẩm của họ được nhìn nhận như thế nào là hợp lý trong bối cảnh luật như thế này và "số hóa" như thế này cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.

Từ "Căn hộ số 69" cho đến nhiều "Căn hộ số 69" nhân bản khác đang tràn lan trên mạng rõ ràng là chuyện cần bàn. Nó không đơn thuần là một vấn đề riêng lẻ, liên quan đến việc series sitcom này có đáng bị "tuýt còi" vì những nội dung được cho là dung tục, phản cảm hay không nữa. Nó là một vấn đề khác liên quan đến những quy định trong việc sáng tạo phim, một sản phẩm văn hóa. Và đó là câu chuyện ở thời đại, câu chuyện của luật, của  ứng xử văn hóa đối với những sản phẩm văn hóa @.

Nên chăng, các nhà làm luật không nên cấm đoán và quy chụp tất cả dựa trên một hệ thống văn bản cũ so với thời đại này. Và việc mở ra một cơ chế thoáng hơn để những cá nhân, những người sáng tạo có cơ hội tự giới thiệu sản phẩm của mình là một điều cần thiết. Tự sinh và tự đào thải, quy luật ấy chắc không cần nói nhiều. Độc giả sẽ quyết định sinh mệnh của nó. Miễn sao những sản phẩm ấy không đi ngược lại thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ngày 25-6, ông Đỗ Duy Anh có nói: “Nếu như “Căn hộ số 69” là phim thì sai về quy trình sản xuất và phổ biến phim. Còn nếu không là phim thì trách nhiệm xử lý sẽ thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông “. Còn với hàng loạt các sản phẩm trôi nổi trên Internet để rà soát thì Cục không có thời gian”. Về điều này, đạo diễn Phan Huyền Thư nói: “Cục nên có cam kết với YouTube, Google và trả tiền thuê họ chặn giúp các phim  nào mà Cục muốn cấm quảng bá. Vừa qua EU đã buộc Google ký hiệp ước bảo mật thông tin cá nhân cho khách hàng. Cục nên coi mình là một khách hàng của Google và ký thỏa thuận kiểm soát phim không do mình đứng ra tổ chức thẩm định chất lượng và nội dung.

Đậu Dung