Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Liệu pháp “bàn tay Nhà nước”: Chìa khóa vàng đưa nền kinh tế vượt cạn

09:21 | 27/06/2012

851 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nợ xấu của nền kinh tế gia tăng đang được xem là những trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thậm chí, những dự cảm về một cuộc khủng hoảng kinh tế “kép” sẽ diễn ra trong thời gian tới đã được các chuyên gia tài chính cảnh báo. Trong bối cảnh đó, liệu pháp “bàn tay Nhà nước” – mấu chốt đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang được nhắc tới như là “chìa khóa vàng” đưa con thuyền kinh tế Việt Nam vượt khó trong thời gian tới.

Dấu ấn từ một cuộc khủng hoảng

Theo đánh giá của ông A-lanh Grin-xpan – nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, người được mệnh danh là “thầy phù thủy của kinh tế Mỹ” thì: Chính phủ Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc áp dụng 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (theo đó tập trung vào: Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng linh hoạt trong điều hành để bảo đảm yêu cầu thanh khoản của nền kinh tế, bảo đảm vốn cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; Tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; Đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; Rà soát, điều chỉnh đầu tư, tập trung vốn cho các dự án, công trình có hiệu quả, các công trình sắp hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, nhất là các dự án, công trình lớn, tạo đà tăng trưởng cho các năm sau, tiết kiệm 10% chi thường xuyên; Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm ổn định giá, chống đầu cơ, buôn lậu; bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân, không để thiếu hàng cục bộ, điều hành giá xăng dầu theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường; Thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đã ban hành, đồng thời, chuẩn bị ban hành các chính sách mới, góp phần ổn định sản xuất và đời sống của người dân; Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay; Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để xây dựng niềm tin của nhân dân, tránh đưa những thông tin bất lợi, tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân).

Đồng tình với nhận định trên, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, “bàn tay Nhà nước” – với các công cụ chính sách, tài chính, tiền tệ… – trong quản lý phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói riêng, dù muốn hay không, ít hoặc nhiều, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng của những xu hướng phát triển và tư duy mới về vai trò Nhà nước… Thực tế cho thấy, “bàn tay Nhà nước” về cơ bản đã đón nhận và bắt nhịp được với các xu thế chung của thế giới, nhờ đó đã góp phần chèo lái đúng hướng và vững vàng con thuyền kinh tế Việt Nam vượt bao thác ghềnh, khó khăn và thách thức to lớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, để ngày càng củng cố thế và lực trên hành trình vươn ra đại dương, hội nhập cùng bạn bè năm châu, bốn biển …

Lãi suất huy động giảm đang tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn giá rẻ.

Thích ứng để vượt khó

Những tháng đầu năm 2012, do đã sớm dự báo trước những khó khăn mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt, tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước cùng với một loạt các chính sách tiền tệ, thuế… cùng với nhiều gói giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế đã được Chính phủ đặt ra. Và thực tế cho thấy, những công cụ trên đã bước đầu phát huy tác dụng khi mà nhập siêu có dấu hiệu giảm, lạm phát duy trì ở mức chấp nhận được, chỉ số giá tiêu dùng CPI không có nhiều biến động…, đặc biệt là một số ngành, lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tiền tệ đã có dấu hiệu khởi sắc.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, hoạt động của "bàn tay Nhà nước” ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hoặc chưa được đổi mới kịp thời, thích hợp. Một số chủ trương, chính sách chưa được thể chế hóa bằng các kế hoạch, cơ chế, trách nhiệm triển khai cụ thể, kịp thời, hiệu quả. Công tác thông tin, dự báo kinh tế và quản lý chất lượng phát triển theo hướng bền vững còn lúng túng và bị buông lỏng. Nhiều tiềm năng và nguồn lực cần thiết cho phát triển còn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả do nhiều định kiến nhận thức, rào cản thể chế và chất lượng cán bộ…

Và để từng bước tháo gỡ những vướng mắc trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, đồng thời có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng trong một thế giới đang biến đổi toàn diện và nhanh chóng, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, "bàn tay Nhà nước” cần được hoàn thiện hơn nữa với những nội dung trọng tâm sau: Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về một số vấn đề lớn và mới trong chủ trương phát triển và quản lý Nhà nước; Tôn trọng yêu cầu khách quan của các quy luật và quy trình quản lý kinh tế, các cam kết hội nhập và sự hài hoà các lợi ích phát triển, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh; Coi trọng công tác dự báo, thông tin, phản biện chính sách trong quản lý Nhà nước; Đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với quan tâm phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ lợi ích quốc gia;

Trong đó, Nhà nước cần quan tâm bảo đảm hài hoà các lợi ích trong quá trình phát triển, giảm thiểu chênh biệt giữa các tầng lớp xã hội, các vùng và lĩnh vực; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các hoạt động đảm bảo xã hội có tổ chức công bằng và hiệu quả; nâng cao văn hoá quản lý và văn hóa kinh doanh…

Đặc biệt, cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó đề cao vai trò của Chính phủ về bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế quốc gia, các lợi ích liên vùng, liên ngành, dài hạn, nhất là về tài nguyên, lãnh thổ, khí hậu, người tài, chi tiêu và tài sản công, uy tín quốc gia, lòng tin xã hội, cũng như lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh cộng đồng, cả trong và ngoài nước, tất cả vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

“Thế giới đang và sẽ biến đổi ngày càng nhanh chóng, ai biết trước được các xu hướng phát triển của tương lai và thích ứng hiệu quả với chúng thì người đó sẽ chiến thắng”, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Báo cáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội sáng 15/6 cho thấy, trong những tháng đây, nền kinh tế đã tiếp tục có chuyển biến tích cực so với những tháng trước. Theo đó, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 4,5% cao hơn so với mức 4% đã đạt được ở quý I, tính chung tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm ước đạt 4,31%.

Thanh Ngọc