Lịch sử phải là môn bắt buộc
PV: Thưa ông, nếu đề xuất này thành hiện thực, điều gì làm ông băn khoăn nhất?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Tôi xin nhấn mạnh tới hai khía cạnh: Một là, tuyệt đối không nên đưa môn Lịch sử vào nhóm các môn tự chọn dành cho học sinh THPT; Hai là, cần áp dụng các phương pháp dạy và học môn Lịch sử sao cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh - nguyên thành viên Đoàn đàm phán Hiệp định Paris năm 1973 của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Thực tế, học sinh hiện đang có xu thế quay lưng lại với môn Lịch sử. Bằng chứng là tới các kỳ thi tốt nghiệp THPT hay thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thì lại tiếp diễn các câu chuyện “cười ra nước mắt” vì thí sinh quá thiếu và yếu các kiến thức về lịch sử.
“Môn Lịch sử không chỉ đem lại các kiến thức về truyền thống yêu nước của cha ông ta bao đời. Các em học sinh còn hiểu được cả lịch sử của các nước trên thế giới nữa. Từ đó tạo ra nhân sinh quan và thế giới quan để các em hiểu được phần nào các kiến thức từ thực tế xã hội đã và đang diễn ra như thế nào”, NNC Nguyễn Khắc Huỳnh nói.
Từng kinh qua những năm tháng gian khổ cùng Tổ quốc, dân tộc khi phải đương đầu với những tên đế quốc thực dân hùng mạnh nhất thế giới cho tới ngày đất nước hưởng hòa bình, độc lập trong vai trò của một cán bộ kỳ cựu ngành ngoại giao, ông luôn thấu hiểu hơn ai hết giá trị của những bài học lịch sử đối với thế hệ trước đây và mai sau.
PV: Những giá trị lịch sử từ quá khứ - hiện tại và tương lai có thể là sợi chỉ đỏ giúp hoàn thiện bản thân mỗi một con người sống trong thời đại ngày nay hay không, thưa ông?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Với các cháu học sinh bậc THPT tất nhiên chưa cần thiết các em phải là các nhà sử học có khối kiến thức lịch sử vĩ đại như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cái mà các em cần trang bị đó chính là lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, yêu dân tộc này và hiểu được giá trị của những truyền thống quý giá đó để có hướng phấn đấu cho hiện tại và tương lai.
Việc học và thi môn Lịch sử hiện nay dường như đang bị các em họ em học sinh "quay lưng" và không mặn mà |
Một con người có kiến thức cơ bản của lịch sử thường sẽ có những điểm mạnh hơn những người không hiểu về lịch sử.
Vấn đề đáng lưu tâm không kém việc đưa môn Lịch sử thành môn học bắt buộc của học sinh còn là việc, làm sao để bồi dưỡng tình yêu môn lịch sử cho thế hệ trẻ. Một thế giới đang đầy rẫy những biến động không ngừng cùng những mối quan hệ đan xen ở tất cả các mặt đòi hỏi con người ta phải được trang bị các kiến thức cần thiết, trong đó có môn khoa học lịch sử.
Với những gì mà đất nước chúng ta đang trải qua, việc trang bị kiến thức lịch sử và lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là vô cùng cần thiết. Nhất là trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc thấm nhuần các kiến thức của khoa học lịch sử còn có thể giúp chúng ta phán đoán được tương lai thông qua quá khứ và hiện tại.
Sinh thời, Bác Hồ từng nhấn mạnh tới vai trò của việc học môn Lịch sử:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời cũng đã có câu nói nổi tiếng: “Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh”.
Hay Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng từng chia sẻ: “Nếu không có chiến tranh, tôi đã là một thầy giáo (dạy Lịch sử)”.
Chừng đó thôi cũng đủ làm cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc học và dạy môn Lịch sử như thế nào rồi.
Lưu ý các bạn, ở Pháp và một số nước châu Âu, môn Lịch sử luôn là môn bắt buộc học và phải thi vì tính chất bản lề của nó đối với mỗi công dân. Vì thế, thiết nghĩ Việt Nam chúng ta phải tuyệt đối cân nhắc vấn đề này. Tôi kiến nghị nên đưa môn Lịch sử là môn học bắt buộc với học sinh vì các lợi ích nêu trên.
Theo Dự thảo lần này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với học sinh bậc THPT, tổng số môn học bắt buộc dành là 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 và Công dân với Tổ quốc. Các môn tự chọn sẽ là: Lịch sử, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Tin học, Ngữ văn 2, Toán, Công nghệ, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, các chuyên đề học tập về âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học. |
Nhật Minh - Thảo Phượng
Năng lượng Mới số 465
-
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
-
10 dấu ấn giáo dục và đào tạo nổi bật năm 2023
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
-
"Tiền" và "con người", hai từ khóa quan trọng trong đầu tư giáo dục
-
10 điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018
-
Nữ cán bộ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có vai trò ngày càng quan trọng
-
Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
-
Bão Toraji đổ bộ Biển Đông, miền Trung mưa lớn
-
Phó Thủ tướng gửi thư khen lực lượng xử lý quyết liệt tội phạm "tín dụng đen"
-
Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý
- Tử vi ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ thành công mong đợi, tuổi Thân dư dả tài chính
- Tử vi ngày 6/11/2024: Tuổi Tý trên đà tăng tiến, tuổi Mùi tài lộc khả quan