Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu khi tiếp công dân

15:28 | 29/05/2013

592 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng nay 29-5, Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về Dự thảo Luật Tiếp công dân.

Theo tờ trình, hiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của trụ sở, bộ phận làm công tác tiếp công dân có sự khác nhau, còn tình trạng thiếu thống nhất trong cách hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của trụ sở tiếp công dân. Trách nhiệm hay thẩm quyền tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức và cá nhân được quy định phân tán trong nhiều văn bản, nhiều tầng nấc. Hầu hết các quy định đều chưa đầy đủ, chưa xác định rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm tiếp công dân và chưa phân định cụ thể đây là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức hay của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đó.

Đặc biệt, phạm vi trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thường trực tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, của trụ sở tiếp công dân các cấp chưa rõ ràng. Mối quan hệ giữa trụ sở tiếp công dân ở Trung ương với cơ quan thường trực tiếp dân ở địa phương và mối quan hệ giữa trụ sở tiếp công dân với cơ quan thanh tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại tố cáo chưa thật sự được làm rõ, dẫn đến những lúng túng, đôi khi là nguyên nhân gây ra khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.

Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

 

Do vậy, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể những vị trí có thẩm quyền, trách nhiệm tiếp công dân, phân biệt rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác tiếp công dân ngay trong dự thảo Luật này.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đa số các Đoàn đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết xây dựng Luật tiếp công dân; thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn, dự thảo Luật tiếp công dân chưa quy định cụ thể sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác tiếp công dân, do đó có thể gây sự chồng chéo, lúng túng khi thực hiện công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư của công dân.

Để khắc phục tình trạng trên, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng dự thảo Luật cần quy định, việc tiếp công dân thường kỳ của sở, ban, ngành hoặc cơ quan chuyên môn tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố bắt buộc phải do giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan chuyên môn chủ trì. Việc tiếp công dân được thực hiện tại trụ sở của đơn vị. Tương đương ở cấp huyện, xã, việc tiếp công dân cũng được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân và phân công công chức kiêm nhiệm tiếp công dân. Việc tiếp công dân của người đứng đầu phải gắn với việc giải quyết vụ việc. Khi tiếp công dân phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp không trả lời ngay được thì phải thông báo rõ thời gian giải quyết và trả lời cho công dân.

Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý, Ban soạn thảo cần quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gắn với trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng như các cá nhân có thẩm quyền khác, có chế tài cụ thể đối với những cá nhân không làm tròn nhiệm vụ. Đồng thời, Dự thảo Luật Tiếp công dân chỉ nên giới hạn quy định về hoạt động tiếp công dân của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; không nên quy định trách nhiệm tiếp công dân của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản của Nhà nước.

T.L