Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Làm gì để chống lại 'thực phẩm tử thần'?

16:30 | 13/12/2015

849 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 2,2 triệu ca tử vong vì mất ATTP. PGS.TS Ngô Tiến Hiển - Chủ tịch Hội KHCN lương thực, thực phẩm Việt Nam cho biết, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rượu lậu, hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất kích thích sinh trưởng, làm chín quả, sử dụng phụ gia thực phẩm cấm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…  

Quá mất an toàn

TS Phạm Văn Tân - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam - nhấn mạnh việc mất ATTP càng ngày có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân, trong khi hiểu biết xã hội về ATTP còn chưa cao. Mất ATTP hiện hữu đã lâu và ở nhiều lĩnh vực.

Ngày 31-1-2015, lực lượng chức năng đã bắt giữ 7 tấn mỹ phẩm, hương liệu, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng và hơn 3 tấn hương liệu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện trên đường vận chuyển về Hà Nội và ngày 22-3-2015 Cục ATTP xử phạt 80 triệu đồng/5 công ty. 

phai thay doi chinh sach quan ly
Thức ăn đường phố là một trong những nguy cơ mất ATTP

Việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi đã diễn ra lâu rồi. Tháng 10-2015 cơ quan chức năng đã phát hiện 14/48 trang trại chăn nuôi lợn tại Đồng Nai có sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn; 4/15 mẫu thịt tại siêu thị, chợ nhiễm chất cấm.

Tình trạng cho động vật ăn các hoóc môn kích thích tăng trưởng như Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine v.v… để động vật tăng lượng siêu nạc, giảm mỡ đáng kể, da bóng mượt rất phổ biến, mà đó là những chất độc hại đã bị FAO và WHO đề nghị không sử dụng trong chăn nuôi. 

Thực tế, mỗi năm Việt Nam có trên 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm cùng vài chục người bị tử vong. Ngộ độc ở nhiều bếp ăn tập thể và gia đình vẫn diễn ra.

Nhưng ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm cho rằng, đó chỉ là số người bị ngộ độc cấp tính, còn việc các chất gây mất ATTP tích tụ lâu dài, sinh ra các bệnh mãn tính ra sao thì chưa có nghiên cứu. Những hành động gây mất ATTP diễn ra thời gian dài mà chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm.

Không thể ngăn chặn

TS Phạm Văn Tân cho rằng, việc mất ATTP có trách nhiệm của cơ quan Nhà nước với hệ thống pháp luật về ATTP chồng chéo làm ảnh hưởng đến việc quản lý ATTP.

Còn chuyên gia Phạm Nguyên Hà lại chỉ ra nguyên nhân là việc kiểm soát chất lượng ATTP chưa kiểm soát được sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công; năng lực của hệ thống quản lý ATTP còn hạn chế. Công tác phối hợp liên ngành ở nhiều địa phương chưa chặt chẽ.

Việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa nghiêm. Kiểm soát vệ sinh ATTP dường như chỉ tập trung vào phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm ATTP và khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm mà chưa chú trọng đến phòng ngừa, ngăn chặn thực phẩm độc hại từ nguồn.

Theo PGS.TS. Ngô Tiến Hiển, nguy cơ về mất ATTP chính là do quy phạm pháp luật chưa kịp thời. Chế tài xử phạt không có tác dụng răn đe, ngăn chặn vi phạm. Chỉ tiêu và mức giới hạn ATTP về cơ bản theo quy định tiêu chuẩn Codex nhưng có khi tùy tiện, áp đặt, đặc biệt là nhiều lúc còn võ đoán, hoặc buông lỏng.

Công tác quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong gieo trồng còn nhiều hạn chế.

Ông Nguyễn Tử Cương cho rằng, càng ngày hoạt động quản lý Nhà nước về ATTP càng kém hiệu quả. Luật, thông tư, quyết định không ban hành đồng thời, có văn bản ban hành sau luật 2-3 năm, văn bản của bộ nào do bộ đó xây dựng và việc thẩm định chỉ dừng lại ở trình tự pháp lý. Điều này dẫn đến các cơ quan thực thi dựa vào văn bản nào có lợi (lợi ích nhóm/tham những chính sách) cho mình nhất.

Một nguyên nhân nữa đã được các chuyên gia làm rõ: Đội ngũ quản lý Nhà nước về ATTP quá cồng kềnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) có 7 cơ quan, Bộ Công Thương có 3 cơ quan, Bộ Y tế có 2 cơ quan.

Hiện chưa có văn bản quy định người quản lý ATTP phải chịu trách nhiệm do làm sai hoặc bỏ nhiệm vụ, nên khâu quảng cáo và tiếp thị còn buông lỏng.

Kiểm soát hoạt động phòng kiểm nghiệm thiếu chặt chẽ dẫn đến cùng một xét nghiệm ATTP nhưng 3 bộ có quyền chỉ định; cùng một mẫu sản phẩm nhưng kết quả kiểm nghiệm ở các nơi khác nhau vài trăm lần, thậm chí vài ngàn lần, mà nơi kiểm nghiệm sai vẫn không bị xử lý, đã gây khó cho các phòng kiểm nghiệm tư nhân.

Đại diện của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam, ông Trần Tuấn, thẳng thắn: Thực trạng yếu kém về ATTP có nguyên nhân là thiếu kiên quyết trong chính trị và sự yếu kém, trì trệ của giới khoa học trong vận động chính sách bằng các bằng chứng khoa học.

Quản lý Nhà nước nhưng chỉ lại vì lợi ích từng bộ, ban, ngành và còn duy ý chí. Sự lẫn lộn thông tin của truyền thông cũng gây thiệt hại cho người dân và môi trường.

Giải pháp nào hữu hiệu?

Các chuyên gia đề xuất: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phải gọn, rõ, mục đích, xóa bỏ chồng chéo, mâu thuẫn và lợi ích nhóm, lấy việc bảo vệ người tiêu dùng làm mục tiêu; kiến thức ATTP phải thống nhất từ công quyền đến dân; hệ thống kiểm soát phải thu về một mối, tinh gọn, kiểm soát theo chuỗi và lấy mục đích an toàn cho sức khỏe làm mục tiêu.

Đặc biệt, cần xã hội hóa mọi nguồn lực để hỗ trợ cho quản lý Nhà nước và bảo vệ hiệu quả người tiêu dùng. Bộ Y tế sớm ban hành thông tư quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

Định kỳ hằng năm, Bộ Y tế xem xét, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung thông tư này để đưa thêm hoặc loại bỏ giá trị bảo vệ thực vật. Bộ NN&PTNT ban hành văn bản hướng dẫn kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.

 

Dạ Miên