Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ký ức kinh hoàng về cuộc tàn sát của Trung Quốc ở Gạc Ma

07:00 | 14/03/2016

5,387 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cùng quê, cùng là lính công binh, rồi cùng sống với tờ giấy báo tử suốt 28 năm qua, hai cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống và Lê Văn Đông nhớ nhất giây phút cận kề với cái chết. Họ đã dặn nhau rằng: Nếu ai sống sót trở về thì nhắn với gia đình rằng mình đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ Tổ quốc. Chết vinh quang!

ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma

Nhắc về Gạc Ma để thế hệ sau không ảo tưởng...

Đã 28 năm trôi qua, trận chiến Gạc Ma vẫn để lại trong lòng nhiều người những nỗi trăn trở không thể nguôi ngoai. 

Trận chiến lịch sử rạng sáng 14/3/1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Còn đối với những người trở về từ cuộc chiến này, thì đó mãi mãi là một ký ức kinh hoàng, không thể nguôi ngoai.

Được gặp mặt đồng đội khi ngày kỷ niệm về cuộc chiến lịch sử đang tới gần, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống (SN 1964, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) xúc động: Suốt 28 năm qua, trong tôi chưa một lần nguôi nhớ về đồng đội của mình.

Nhớ về cuộc chiến lịch sử, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống kể: Chúng tôi vốn là lính công binh, nhận nhiệm vụ ra xây dựng đảo vào ngày 11/3/1988. Ngày 13/3/1988, con tàu HQ 604 đã đưa chúng tôi ra với vùng biển tiền tiêu của tổ quốc.

Lúc này, quân Trung Quốc uy hiếp mạnh một số đảo của ta ở Trường Sa (Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao).

Đến giờ này, đối với ông Thống: Việc phải chứng kiến cảnh đồng đội mình ngã xuống ngay trước mắt, là một nỗi ám ảnh không thể nào quên.

Ông Thống kể: Khi thấy quân Trung Quốc hung hăng chiếm đảo, Sở Chỉ huy đã chỉ thị đi đóng giữ đảo quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.

ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống

Nhưng đến khoảng 6h sáng ngày 14/3/1988, khoảng 50 binh lính Trung Quốc đã dùng súng AK bao vây, áp sát bộ đội ta.

Trước tình huống bất ngờ này, chúng tôi đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc.

Khi ấy, ám ảnh nhất là hình ảnh thiếu úy Trần Phương bị bắn: Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ Tổ quốc. Khi ấy, anh còn hô to: "Thà hy sinh chứ nhất quyết không chịu mất đảo”.

Rồi hình ảnh Trung sỹ Nguyễn Văn Lanh khi bị một tên lính đâm lưỡi lê vào người, anh gục xuống, nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ.

“Với những người chiến sĩ chúng tôi thì lá cờ là biểu tượng thiêng liêng nhất, dứt khoát không thể để mất cờ”- cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống nói.

Sau đó là một trận chiến kinh hoàng trên đảo khiến nhiều chiến sỹ của ta hy sinh, tàu HQ 604 bị nhấn chìm.

Đến khoảng 12h ngày hôm đó, quân Trung Quốc rút khỏi đảo. Sau khi thoát khỏi vòng vây thì xung quanh chúng tôi lúc đó là những làn đạn xối xả của địch. Tôi đã trôi dạt lênh đênh trên biển suốt cả ngày trời, người đầy vết thương, máu chảy lênh láng.

Cùng may mắn như ông Thống, sau khi tàu HQ 604 chìm, cựu chiến binh Lê Văn Đông cũng may mắn bám được vào một miếng gỗ xây dựng.

Khi đó, tôi thấy lính Trung Quốc dùng thuyền nhỏ, bắn những người sống sót trong tàu nổi lên. Tôi may mắn không bị bắn, trôi dạt trên biển từ 7h sáng ngày 14/3 đến 4h chiều.

Sau đó, cả hai đều bị tàu Trung Quốc hạ thuyền nhỏ quay lại, kéo lên tàu.

ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma
Cựu chiến binh Lê Văn Đông

Ông Thống kể khi bị quân Trung Quốc phát hiện và bắt lên tàu, đưa về bán đảo Lôi Châu, lúc đó sức tôi đã kiệt, máu chảy nhiều nên ngất lịm. Tôi chỉ nhớ, khi tỉnh dậy thì mình đã ở trong nhà giam.

Nhớ về khoảng thời gian này, ông Thống kể: Vài tháng đầu, ngày nào chúng cũng dựng chúng tôi dậy lần lượt hỏi cung từng người: Ai chỉ huy, quân số bao nhiêu, vũ khí loại gì… Chúng tôi đều nói không biết. Chúng tôi là lính, chỉ biết nhiệm vụ được giao là xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc mà thôi”.

Sau hơn 3 năm 5 tháng giam cầm, hỏi cung, tuyên truyền đủ cách nhưng không khai thác được gì. Tháng 8/1991, chúng đành trao trả 9 tù binh Gạc Ma về Việt Nam.

Đến giờ khi nhớ lại, anh Thống kể: Nhớ nhất là lúc trôi dạt trên biển, khi ấy chỉ nghĩ rằng mình sẽ chết.

Và khi đang ốm tấm ván gỗ thì gặp anh Lê Văn Đông là đồng đội cùng quê, lúc ấy cả hai chúng tôi đều đã bị thương nặng, mừng mừng, tủi tủi, kiệt sức rồi vẫn cố dặn nhau: “Nếu ai sống sót trở về thì hãy nhắn với gia đình người kia rằng, mình đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ Tổ quốc. Chết vinh quang”.

ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma
Tờ giấy báo tử này đã theo ông Thống suốt 28 năm qua

Vậy nên đến bây giờ khi đã 28 năm trôi qua, việc may mắn được trở về của hai người cựu chiến binh này vẫn là phép màu không chỉ với bản thân mà cả gia đình họ.

Theo ông Nguyễn Văn Thống thì ngày 28/3/1988, gia đình tôi nhận giấy báo mất tích, đến khoảng tháng 8 cùng năm thì gia đình tôi nhận được giấy báo tử.

Tương tự gia đình cựu binh Lê Văn Đông cũng nhận được giấy báo tử. Rồi phải đến hơn 3 năm sau ngày nhận chiếc giấy oan nghiệt ấy, anh Đông mới trở về.

Khi ấy, với cựu chiến binh Đông thì ở nhà không chỉ có bố mẹ già mà còn cả người vợ hiền và đứa con đỏ hỏn chưa được nhìn thấy mặt cha.

Ngày hai người trở về, người thân, dân làng mừng mừng, tủi tủi, ngỡ như đó chỉ là một giấc mơ. Giờ đây, khi là một trong số ít chiến sĩ may mắn được trở về, nghĩ về cuộc chiến, họ phân trần: Lúc đó chúng tôi chỉ nghĩ rằng nếu có hy sinh cũng phải giữ lấy biển đảo. Là một người lính, người con của đất Việt phải quyết tâm giữ lấy biển đảo, không để rơi vào tay kẻ thù nào. 

Khi được hỏi về mong ước lớn nhất lúc này, hai người cựu binh này cùng chung một ước nguyện: “Điều chúng tôi mong nhất là cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người đồng đội còn sống trong trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988 gặp gỡ nhau, cùng nhau tưởng nhớ đến những đồng đội của tôi vì bảo vệ tổ quốc mà đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả”.

ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma 28 năm và nỗi niềm đau đáu mang tên Gạc Ma
ky uc kinh hoang cua 2 nguoi linh ve cuoc tan sat cua trung quoc o gac ma Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ: Đau 'vết thương' Gạc Ma, nhớ bài học nỏ thần!

 

Huyền Anh - Ngọc Dung