Khủng hoảng năng lượng khiến mức tiêu thụ điện toàn cầu ra sao?
Tăng trưởng tiêu dùng năm 2022 chậm lại một phần
IEA nhấn mạnh, trong năm 2022, mức tiêu thụ điện toàn cầu tăng gần 2% so với năm 2021 (so với mức tăng trưởng trung bình 2,4%/năm trong giai đoạn 2015-2019), “mặc cho những trở ngại phát sinh từ cuộc khủng hoảng năng lượng”. Để chứng minh luận điểm trên, Cơ quan đã chỉ ra “khả năng phục hồi” của những yếu tố đang chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong bối cảnh năng lượng thế giới (nhất là sự tăng tốc của quá trình điện khí hóa giao thông và sưởi ấm).
Tuy nhiên, IEA ghi nhận sự chênh lệch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Liên minh Châu Âu, tình trạng giá điện tăng cao (bởi tác động của khí đốt) đã khiến mức tiêu thụ giảm 3,5% vào năm 2022 so với năm 2021. Đáng chú ý, mức giảm này có được nhờ những hạn chế về chi phí và phần lớn nỗ lực điều tiết nhu cầu từ người tiêu dùng công nghiệp, cũng như khí hậu đặc biệt ôn hòa so với mùa đông thường thấy.
Mặt khác, mức tiêu thụ điện lại tăng ở Ấn Độ (+ 8,4% vào năm 2022, do mùa hè nắng nóng và kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch) và ở Mỹ (+ 2,6% do nhu cầu sưởi ấm cao trong mùa đông, điều hòa vào mùa hè, cùng nhiều nhu cầu khác). Thậm chí, tuy bị ảnh hưởng vì làn sóng COVID-19, Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tiêu thụ tăng (+2,6% vào năm 2022).
Từ đó, IEA ước tính: “Nếu tình hình khủng hoảng năng lượng thuyên giảm, tăng trưởng nhu cầu điện năng toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 2,6%, vào năm 2023, lên mức bình quân 3,2%, trong năm 2024-2025. Đến năm 2025, lần đầu tiên trong lịch sử, châu Á có thể sẽ chiếm một nửa lượng điện tiêu thụ của toàn thế giới (riêng Trung Quốc là 1/3).
Liệu trong năm 2025, năng lượng tái tạo có chiếm được 35% cơ cấu điện toàn cầu?
Theo dự báo của IEA, sự gia tăng sản xuất từ các lĩnh vực năng lượng tái tạo và hạt nhân có thể đáp ứng hơn 90% nhu cầu điện bổ sung trên thế giới vào năm 2025.
Cơ quan này cho biết, từ năm 2022 cho đến năm 2025, tổng sản lượng điện toàn cầu ước tính sẽ tăng 9%, còn tỷ trọng năng lượng tái tạo ước tính sẽ tăng từ 29,1% lên 34,7% (nhờ chủ yếu vào sự tăng trưởng của ngành năng lượng tái tạo Trung Quốc). Ngoài ra, hoạt động sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện khí và than trên toàn thế giới sẽ duy trì mức ổn định tương đối vào năm 2025.
Đáng chú ý, trong năm 2022, lượng khí thải CO2 toàn cầu từ hoạt động sản xuất điện đã tăng 1,3% (so với năm 2021; giai đoạn năm 2016 – 2019 cũng ghi nhận mức tăng tương tự). Như vậy, đây là một mức tăng kỷ lục mới. Tuy nhiên, IEA cho rằng, từ nay cho đến năm 2025, lượng phát thải có thể sẽ giảm 1,2% (so với mức năm 2022).
Ngọc Duyên
AFP
-
EVNHANOI cảnh báo khách hàng cảnh giác với cuộc gọi mạo danh để lừa đảo
-
Hoàn thành cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, Nậm Tông
-
Kịch bản cung ứng điện năm 2025
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng