Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không có tiền âm tiết trong từ LA ĐÁ

07:00 | 14/09/2014

|
Bạn đọc: Xin ông An Chi cho biết, tiếng Việt hiện nay có còn từ cổ song tiết nào giống như “la đá” không? (Sáu Hậu, Tổng hợp TP HCM).Tôi đoán rằng, trong “la đá” thì “la” là một tiền âm tiết, có phải không, thưa ông An Chi? (Phạm Khắc Vĩnh, Đống Đa, Hà Nội).

Học giả An Chi: Trong từ cổ “la đá”, “la” không phải là tiền âm tiết nên “đá” cũng không phải là âm tiết chính. Trong bài “LA trong LA ĐÁ là gì?” (Năng lượng Mới số 354, ra ngày 5-9-2014), chúng tôi đã viết: “La đá là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ [石] mà âm Hán Việt hiện đại là “thạch” nhưng ở thời thượng cổ đây hẳn là một chữ mà âm đầu có thể đã là một tổ hợp phụ âm, tạm hình dung là *RT (nên cả chữ là *rta). Về sau, do xu hướng triệt bỏ yếu tố thứ nhất của các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Hán nên *RT chỉ còn *T, đã biến thành TH trong âm Hán Việt thạch của chữ [石]. Nhưng chữ thạch Hán Việt này còn có một điệp thức cổ xưa hơn trong nội bộ của tiếng Việt. Đó là la đá. Đây là hệ quả của xu hướng âm tiết hóa yếu tố đầu trong tổ hợp phụ âm đầu của những từ Hán Việt. Vì vậy mà *rta đã trở thành la đá. Đây là âm Hán Việt thượng cổ thực thụ (la đá < *rta) của chữ [石]”.

Vì hai tiếng la đá ra đời cùng một lúc nên chúng tôi gọi đó là những tiếng song sinh, một khái niệm mà chúng tôi đã giải thích rõ trong bài “Tiếng ngoại tịch và tiếng song sinh” (Năng lượng Mới số 214, 19-4-2013): “Tiếng song sinh (sinh đôi) là những tiếng phái sinh, theo từng cặp, từ những từ mà phần âm đầu là một tổ hợp phụ âm như bl-, kl-, thl-, v.v… Những tiếng đó có thể hoặc có cùng một khuôn vần với nhau (như “thằn lằn” có thể < *thlăn) hoặc tiếng thứ nhất trở thành một âm tiết lướt, thường được gọi là tiền âm tiết còn tiếng thứ hai thì giữ lại phụ âm sau của tổ hợp phụ âm và phần vần của tiếng gốc (như “cà-rem” < crème)”.

Ở đây, la đá thuộc trường hợp thứ nhất, tức là từ gồm có hai tiếng (âm tiết) cùng một khuôn vần với nhau (vần -A); do đó cả hai tiếng đi chung với nhau mới đối ứng được với “thạch” [石] của tiếng Hán, “rock”, “stone” của tiếng Anh hoặc “pierre”, “roche” của tiếng Pháp. Xin nhớ rằng đây là chuyện lịch sử, khi mà “la” và “đá” cùng tồn tại song song để cấu thành chỉ một từ mà thôi. Sau khi âm tiết thứ nhất (“la”)  chính thức bị lược bỏ thì đương nhiên chỉ một mình “đá cũng đối ứng với “thạch” [石] của tiếng Hán, “rock”, “stone” của tiếng Anh hoặc “pierre”, “roche” của tiếng Pháp.

Về vấn đề mà bạn Sáu Hậu hỏi, “tiếng Việt còn từ cổ nào cũng có đặc điểm song tiết như từ “la đá” không” thì chúng tôi xin trả lời rằng, mình chưa tìm thấy trường hợp thứ hai (Chúng tôi không nói là tuyệt đối không có). Vâng, từ  cổ như thế thì không thấy nhưng từ hiện hành thì có đấy, chẳng hạn như “thằn lằn”, “thòng lọng”, “thuồng luồng”, v.v… Về từ “thằn lằn”, trên Kiến thức Ngày nay số 333 (10-11-1999), chúng tôi đã viết (có chỉnh sửa vài chỗ nhỏ): “Vậy *[t’răn] là hình thái Việt Mường nguyên sơ (proto Việt Mường) gốc Hán đã cho ra trăn, rắn, cả thằn lằn nữa (sẽ nói sau), trong tiếng Việt và tlăn (= trăn), sănh (= rắn) trong tiếng Mường (mà ở đây chúng tôi không ghi dấu chỉ thanh điệu). Trăn, tiếng Khmer là thlăn và đây là một trường hợp mà chúng tôi cho rằng ngôn ngữ này đã mượn từ tiếng Mường chứ trăn (Việt), tlăn (Mường) và thlăn (Khmer) không phải là những từ có một cội nguồn Nam Á chung vì tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn ở từ/chữ 鱗 của tiếng Hán mà âm Hán Việt hiện đại là lân.

Về hai tiếng “thòng lọng”, trong bài “TRỆCH không phải bà con của TRẬT” (Năng lượng Mới số 346, ra ngày 8-8-2014), chúng tôi đã viết: “Tròng” là điệp thức của “lung” [籠] trong “lung đầu” [籠頭], mà Mathews’ Chinese English Dictionary đối dịch là “a halter” (thòng lọng). Nghĩa của “lung đầu” cũng được thể hiện bằng riêng một chữ “lung” mà tự dạng gồm có bộ “cách” [革] là da bên trái còn bên phải thì chữ “long” [龍] là rồng (font của chúng tôi không có chữ này nên xin miêu tả như thế). “Thòng lọng” là một điệp thức đặc biệt song âm tiết của “tròng”. Chữ “tròng” này không được ghi nhận trong từ điển của A. de Rhodes nhưng trong quyển từ điển này thì từ “tròng” (trong “tròng trắng, tròng đỏ”) được ghi với tổ hợp phụ âm đầu T-L thành “tlàõ” (= tlaòng)”.

Cùng một lý do với “thòng lọng”, “thuồng luồng” do “long” [龍] là rồng mà ra. Và ở đây la có ba chữ cùng thuộc thanh mẫu “lai” [來], mà ta đoán định là những chữ vốn có tổ hợp phụ âm đầu T’L (thl) nhưng T’ (th) đã rụng đi từ thời thượng cổ xa xăm nên ngay trong tiếng Hán bây giờ cũng không còn di tích.

A.C