Khỏi phải lo ngại, Bạch Bạch
Về bảng “Tiếng thái - dụng âm Triều Châu” của Lý Văn Hùng (1960) |
An Chi: Dưới đây, xin phân tích cụ thể và rạch ròi để cho Bạch Bạch có thể hiểu ra rằng “Triều hóa Việt ngữ” là “tiếng Việt Triều [Châu] hóa” chứ không phải là “những từ ngữ có gốc tiếng Triều Châu biến thành tiếng Việt”.
Hình vị “hóa” [化] đã được Hiện đại Hán ngữ từ điển của Trung Quốc xã hội khoa học viện (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1992) giảng như sau: “Hậu xuyết, gia tại danh từ hoặc hình dung từ chi hậu cấu thành động từ, biểu thị chuyển biến thành mỗ chủng tính chất hoặc trạng thái” [后缀,加在名词或动词之后构成动词,表示转变成某种性质或状态] (nghĩa 8), nghĩa là “hậu tố, thêm vào sau danh từ hoặc tính từ để tạo thành động từ, biểu thị [sự] chuyển biến thành một tính chất hoặc trạng thái nào đó”. Sau đây là ba thí dụ quen thuộc mà quyển từ điển này đã cho: - điện khí hóa [電气化], - cơ giới hóa [机械化], - thủy lợi hóa [水利化]. Ba thí dụ này đều được tiếng Việt mượn và cứ để nguyên như vậy mà xài. Và nghĩa của ba động từ tiếng Hán do hình vị “hóa” [化] tạo thành này - cũng như mọi động từ khác do “hóa” [化] tạo thành - đều bắt buộc phải trực tiếp liên quan đến khái niệm do danh từ hoặc tính từ đứng trước biểu thị.
Tiếng Việt cũng dùng hình vị “hóa” để tạo ra hàng loạt động từ, mà ngay trong lĩnh vực ngữ học ta thấy cũng có rất nhiều, như: danh từ hóa, dị hóa, đại từ hóa, hữu thanh hóa, môi hóa, ngạc hóa, ngữ pháp hóa, nhược hóa, r-hóa, thanh hầu hóa, tiền mũi hóa, từ vựng hóa, vô thanh hóa, xát hóa, v.v... Dĩ nhiên là những động từ này cũng phải theo nghĩa của từ hoặc từ tổ đứng trước “hóa” chứ không thể thoát ra khỏi quỹ đạo đó được. Trong các lĩnh vực khác cũng vậy: “bê tông hóa” phải liên quan đến “bê tông”, “ion hóa” phải liên quan đến “ion”, “nhựa hóa” phải liên quan đến “nhựa”, “oxy hóa” phải liên quan đến “oxy”, “số hóa” phải liên quan đến “số”, “tin học hóa” phải liên quan đến “tin học”, “vôi hóa” phải liên quan đến “vôi”, v.v... và v.v...
Cứ như trên thì chỉ cần có tí ti trí thông minh, người ta cũng có thể hiểu được rằng, “Triều hóa” là “làm cho giống tiếng Triều Châu” còn “Việt hóa” là “làm cho giống tiếng Việt”. Và “Việt hóa Triều ngữ” là “làm cho [từ, ngữ của] tiếng Triều Châu phù hợp với đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt” (từ, ngữ tiếng Việt mượn ở tiếng Triều Châu) còn “Triều hóa Việt ngữ” thì, ngược lại, là “làm cho [từ, ngữ của] tiếng Việt phù hợp với đặc trưng ngữ âm của tiếng Triều Châu” (từ ngữ tiếng Triều Châu mượn ở tiếng Việt). Chứ “Triều hóa Việt - ngữ” làm sao có thể có nghĩa là “những từ ngữ có gốc tiếng Triều Châu biến thành tiếng Việt” cho được? Bạch Bạch nói rằng, anh ta lo ngại cho ông An Chi thì ít mà lo ngại cho em cháu thì nhiều nhưng ở đây đâu có ai tối dạ. Bạch Bạch khéo suy bụng ta ra bụng người!
Năng lượng Mới 446
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân