Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Thị trường hàng hóa và giá cả 2019

Khó khăn nhưng vẫn có hy vọng

06:30 | 05/03/2019

191 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chịu tác động của tình hình kinh tế, chính trị… chung của thế giới cũng như từ các hiệp định thương mại thế giới mà Việt Nam tham gia, năm 2019 dự báo thị trường và chỉ số tiêu dùng rất khó lường, một số mặt hàng sẽ tăng giá, tác động mạnh tới đời sống kinh tế của người dân. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

PV: Tình hình giá cả và thị trường năm 2019 chắc chắn sẽ tiếp nối nhiều diễn biến từ năm 2018. Bởi vậy, ông có thể đánh giá sơ qua về lĩnh vực này năm 2018?

kho khan nhung van co hy vong

Ông Nguyễn Lộc An: Tình hình kinh tế thế giới năm 2018 nhìn chung có sự tăng trưởng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định. Căng thẳng và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng cao, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt hơn, biến động thị trường tài chính toàn cầu phức tạp hơn đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, các biến động về chỉ số giá của đồng đôla xoay quanh 4 quyết định tăng lãi suất của FED trong năm 2018… đã là những nhân tố chung tác động tới hàng hóa thế giới. Các mặt hàng như năng lượng, thực phẩm, kim loại, phi nhiên liệu có biến động tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung đều ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của biến động thị trường hàng hóa thế giới. Tuy nhiên, do cung cầu các mặt hàng thiết yếu nhìn chung được bảo đảm nên giá cả không có nhiều biến động lớn. Cùng với tăng trưởng GDP chung cả nước (đạt 7,08%), thị trường hàng hóa trong nước cũng đạt mức tăng khá, lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh và thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu, nhất là nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu cho người dân ở mọi miền đất nước với giá bình ổn.

Dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2019 sẽ chỉ còn 3,7%, đồng thời cảnh báo rào cản thương mại sẽ còn gia tăng. Giá cả nhiều hàng hóa thiết yếu, nhất là dầu thô khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến giá các hàng hóa khác.

Cụ thể, trong quý I/2018 thị trường chủ yếu tập trung cho công tác phục vụ Tết, với nhu cầu tăng cao ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và hàng tiêu dùng, nhưng mặt bằng giá không có biến động lớn do nguồn cung đã được chuẩn bị tốt theo các chương trình bình ổn thị trường và triển khai công tác phục vụ Tết tại các địa phương. Từ quý II, thị trường hàng hóa có một số biến động, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm. Nguồn cung thịt lợn giảm sau thời kỳ chăn nuôi thua lỗ, giá mặt hàng này có xu hướng tăng mạnh đến đầu quý III. Sau đó giữ ổn định và giảm nhẹ trong quý IV. Một số mặt hàng nông sản (sản phẩm trồng trọt) được mùa, nguồn cung tăng nhưng được sự chủ động hỗ trợ tiêu thụ của các bộ, ngành, địa phương nên giá không bị giảm sâu, bảo đảm lợi nhuận cho người trồng. Nhóm hàng năng lượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các biến động giá trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước vẫn luôn được bảo đảm, các mặt hàng chính như xăng, dầu được điều hành linh hoạt, theo sát diễn biến giá thế giới và có sự phối hợp trong điều hành giá các mặt hàng khác do Nhà nước quản lý, góp phần kiểm soát mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung… Chỉ có riêng mặt hàng phân bón có biến động tăng giá cao trong giai đoạn cuối quý III do giá nguyên liệu đầu vào và giá nhập khẩu tăng.

PV: Hàng hóa bán lẻ như lương thực, thực phẩm, hàng may mặc… vẫn là “trụ cột” dẫn dắt mức tăng chung, thưa ông?

Ông Nguyễn Lộc An: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm 2018 đạt hơn 4,3 triệu tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 12,41% - là trụ cột dẫn dắt mức tăng chung với các nhóm hàng chính như lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng… Bên cạnh đó, du lịch năm 2018 đã có sự tăng trưởng tốt (doanh thu dịch vụ và du lịch tăng 14,13%) với sự gia tăng mạnh lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (mặc dù chưa tương xứng với mức tăng lượt du khách trên 24% nhưng đã đạt mức tăng cao nhất trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ bán lẻ), các nhóm còn lại tăng từ 9,06-11,1%.

Như vậy, nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2018 cũng tăng khoảng 3,54% so với bình quân năm trước. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm giáo dục và nhóm giao thông là các nhóm có mức tăng cao nhất (tăng từ 6,31-10,82%) và là nhân tố chính tạo nên mức tăng chung. Tiếp đến là nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, tăng 3,32% do tác động của giá các nhóm hàng năng lượng và sự phục hồi của thị trường bất động sản. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,23% do các mặt hàng gạo, thịt lợn có những giai đoạn tăng cao trong năm 2018, các nhóm còn lại chỉ tăng từ 1,24-2,44%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,66%.

kho khan nhung van co hy vong
Giá cả phụ thuộc mạnh vào mặt hàng xăng dầu

PV: Với những gì đã diễn ra năm 2018, ông dự báo năm 2019 tình hình thị trường trong nước sẽ như thế nào?

Ông Nguyễn Lộc An: Thị trường trong nước năm 2019 theo tôi sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các diễn biến thị trường hàng hóa thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2019 sẽ chỉ còn 3,7%, đồng thời cảnh báo rào cản thương mại sẽ còn gia tăng. Chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế Trung Quốc khiến tăng trưởng kinh tế của nước này có thể chỉ đạt 6,2% năm 2019, giảm 0,4% so với năm 2018; tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm còn 2,5%, thấp hơn 0,2% so với năm 2018. Triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng không mấy khả quan do điều kiện tài chính bị thắt chặt, căng thẳng chính trị… Giá cả nhiều hàng hóa thiết yếu, nhất là dầu thô khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến giá các hàng hóa khác.

Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của tình hình thế giới. Dự báo một số loại hàng hóa do Nhà nước quản lý giá tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường, một số nhóm chuyển từ phí sang giá, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng sau thời gian giữ ổn định lâu. Cung cầu và giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng diễn biến khó dự báo trước các tác động của quan hệ thương mại giữa các nước lớn và chính sách sản xuất, khai thác của các nhóm quốc gia. Bên cạnh đó, thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh từ tháng 1-2019 sẽ tác động đến giá các mặt hàng này trong nước và qua đó tác động đến chi phí chung. Dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi có nguy lơ lây lan, trong đó có Việt Nam cùng dịch lở mồm long móng đang diễn ra). Thời tiết diễn biến cực đoan cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nông nghiệp trong nước. Từ đó tác động đến cung cầu các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Giá cả và thị trường cũng chịu một ảnh hưởng nữa từ việc lương cơ bản của các đối tượng tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình.

PV: Như vậy, xem ra bức tranh kinh tế, thị trường… của nước ta sẽ diễn ra ảm đạm từ nay cho đến hết năm 2019?

Ông Nguyễn Lộc An: Không đến mức như vậy, bởi chúng ta vẫn có những yếu tố thuận lợi giúp bảo đảm thị trường ổn định. Cụ thể sản xuất tiếp tục phát triển, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Cán cân thương mại duy trì trạng thái xuất siêu trong thời gian vừa qua giúp tỷ giá tiếp tục được điều hành ổn định, linh hoạt, nguồn cung ngoại tệ tốt giữ tỷ giá chung tương đối ổn định. Tiếp nữa là việc kiểm soát dịch bệnh được các bộ, ngành địa phương quan tâm và chủ động có phương án phòng sớm, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến nguồn cung các mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu.

Quan trọng hơn nữa là các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có sự phối hợp tốt trong công tác quản lý điều hành giá hàng hóa, nhất là các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý giá để thị trường không bị xáo trộn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với nhóm nhiên liệu năng lượng, sẽ là thách thức lớn cho việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2019 theo chỉ tiêu dưới 4% mà Quốc hội giao.

PV: Với dự báo như vậy, theo ông cần có giải pháp gì để quản lý, điều hành tốt thị trường hàng hóa và giá cả?

Ông Nguyễn Lộc An: Chúng ta cần thực hiện 4 giải pháp quan trọng và chủ động, có trách nhiệm. Đó là các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát tình hình, chủ động và linh hoạt thực hiện các chính sách có liên quan nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Đối với những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá, các bộ được giao trách nhiệm quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm hạn chế việc tăng giá cộng hưởng và do tác động tâm lý của người dân. Thứ hai, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước, kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu. Triển khai đồng bộ, hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thứ ba, tổ chức tốt công tác thông tin dự báo để chủ động, bám sát thị trường trong công tác điều hành thị trường trong nước, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát. Cuối cùng là tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo đảm cung ứng tốt những mặt hàng thiết yếu, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, “găm hàng” tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân công.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Năm 2019: Diễn biến giá cả khó lường

kho khan nhung van co hy vong
Diễn biến giá cả rất khó lường

Năm 2019, theo nhận định chung của các chuyên gia, giá cả thị trường Việt Nam tiếp tục biến động và ngày càng gắn kết chặt chẽ vào biến động của nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới. Trong khi đó, kinh tế thế giới năm 2019 được dự báo có thể gặp những khó khăn như nguy cơ khủng hoảng đang quay lại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ và rất khó lường. Những bất ổn chính trị, tranh chấp, khủng bố ở nhiều nơi, xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất đang phát triển ở một số quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, khiến diễn biến của hàng hóa có nhiều biến động bất ngờ…

Bên cạnh đó, từ năm 2019, các cam kết quốc tế đã ký, nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải thực hiện đầy đủ. Theo đó, việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế, bảo đảm sở hữu trí tuệ mang lại cơ hội cho Việt Nam trong thu hút các nguồn lực từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng là áp lực cạnh tranh rất lớn đối với khu vực kinh tế trong nước, tương quan cung - cầu hàng hóa trên thị trường sẽ biến động rất nhanh nhạy. Bởi vậy diễn biến giá cả ở Việt Nam năm 2019 vẫn còn phụ thuộc vào quan điểm và các quyết sách thực hiện lộ trình điều chỉnh giá một số mặt hàng của Nhà nước (điện, dịch vụ y tế, giáo dục, than, xăng, dầu). Năm 2019 nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục theo lộ trình thực hiện cơ chế thị trường và xã hội hóa giá dịch vụ y tế, giáo dục.

Trong khi đó, thị trường năng lượng thế giới diễn biến khó lường. Mức giá bình quân của nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới vẫn có khả năng tăng so với mức giá bình quân năm 2018 như giá dầu thô có thể sẽ tăng từ 3-5%, nhưng giá than có thể giảm từ 8-10%, giá các loại nông sản vẫn đứng ở mức thấp hoặc tăng nhẹ khoảng 1-3%, giá kim loại có thể tiếp tục tăng từ 4-8%. Những biến động này sẽ tác động mạnh tới diễn biến, thị trường ở Việt Nam.

Hiệp CPTPP tính từ khi có hiệu lực sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất gay gắt tới các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên thị trường nội địa. Cùng với đó, giá của nhiều loại hàng nông sản, thực phẩm ở Việt Nam sẽ chịu áp lực giảm khi nguồn cung từ nước ngoài tăng lên…

Tình hình thiên tai dịch bệnh trong nước có thể diễn biến phức tạp làm biến động thị trường, giá cả hàng hóa.

Với các dự báo trên đây, nếu Chính phủ không có những can thiệp chính sách mạnh mẽ vào thị trường thì CPI của Việt Nam bình quân năm 2019 so với năm 2018 sẽ tăng (ở mức 103,72). Mức tăng giá này là thấp so với mục tiêu bình ổn giá (ở mức khoảng 104,0) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 diễn ra ngày 8-11-2018. Nếu Chính phủ thực hiện những quyết sách mạnh về điều chỉnh giá một số hàng hóa quan trọng và nhạy cảm, hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ để tạo động lực cho tăng trưởng cao hơn thì CPI của Việt Nam bình quân năm 2019 sẽ còn tăng cao hơn nữa so với năm 2018. Do vậy, Chính phủ cần có giải pháp điều hành nền kinh tế đồng bộ để giữ ổn định giá cả thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô như mục tiêu đã đề ra.

Từ những phân tích trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2019 sẽ ở mức 103,72-104,0.

Tú Anh