Khó "bung" cổ phần hóa, thoái vốn
Thế nhưng không phải cứ khởi đầu một cách thuận lợi thì vạn sự sẽ thành, nhất là khi các nhà đầu tư cá nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trên TTCK.
Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn theo kế hoạch giai đoạn 2017-2020. Nguồn: Bộ Tài chính |
Những thương vụ lớn bàn lùi
Năm 2020, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn DNNN tiếp tục có sự “ùn ứ”. Những thương vụ lớn vốn được trông đợi, nhưng đã phải có phương án cụ thể hơn trong năm 2021, cùng hàng loạt thương vụ bàn lùi sang 2021-2025, trong đó phải kể đến Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Máy Điện lực và Nông nghiệp Việt Nam…
Dù thị TTCK sôi động, tạo không gian thu hút vốn đầu tư cổ phần DNNN hiệu quả, nhưng bản thân nhiều doanh nghiệp không “vướng A”, cũng có “lý do B” nhất định. Ví dụ như trường hợp PLX hay ACV, rõ ràng COVID-19 đã khiến cả 2 doanh nghiệp này đều rơi vào tình trạng kinh doanh thất bát.
"Dung môi" chưa đủ lớn
Đại diện một tổ chức đầu tư nước ngoài cho biết trong nhiều năm qua, họ cũng như các nhà đầu tư khác dồn vốn cho quỹ khá mong đợi những doanh nghiệp đầu ngành ở một số lĩnh vực đặc biệt ở Việt Nam sẵn sàng định giá. Danh sách này có Agribank, VNPT, Mobifone, Vinacomin, Vinachem, Vinafood 1… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất, nên chưa thể đi đến khâu định giá doanh nghiệp. “Những vụ sai phạm liên quan sử dụng đất Nhà nước, đặc biệt qua đấu giá, cổ phần hóa doanh nghiệp trong thời gian qua cũng khiến chúng tôi thận trọng khi quan tâm đến cơ hội đầu tư từ hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước ở Việt Nam", vị này cho biết.
Một trong những ông lớn thuộc EVN là EVNGenco2 sẽ IPO vào ngày 8/2 tới (ảnh: Công trình Nhiệt điện Phả Lại, thành viên thuộc Genco2) |
Ở một khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính, năm 2021 có một số yếu tố dự kiến tạo lực cho chứng khoán tăng trưởng, song “dung môi” cổ phần hóa, thoái vốn DNNN cũng chưa đủ. Đó là dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chủ yếu của các nhà đầu tư cá nhân. Các đối tượng này thường ít quan tâm đến đấu giá cổ phần lô lớn từ DNNN. Bên cạnh đó, yếu tố thăng hạng thị trường cũng chưa chắc chắn. Trong khi đó, mức độ chủ động thông tin của các DNNN chưa đủ dày và hoàn toàn cởi mở, khiến nhà đầu tư khó có cơ hội tiếp cận các “hàng hiệu” này.
Theo enternews.vn
-
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
-
Thu gần 150 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Năm 2023, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thu về hơn 206 tỷ đồng
-
Năm 2024, SCIC sẽ thoái vốn đợt 2 tại những doanh nghiệp nào?
-
Nghệ An bất ngờ đề xuất dừng thoái vốn 2 doanh nghiệp nhà nước
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh