Khí thải CO2 từ năng lượng: Tín hiệu đáng mừng
Lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới đạt 33 gigaton vào năm 2019, mức tương tự năm trước, theo dữ liệu từ IEA.
Lý do cho sự ổn định này là do “sự phát triển của năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện gió và mặt trời), sự chuyển đổi từ than đá sang khí đốt tự nhiên và sản lượng điện hạt nhân nhiều hơn” ở những nước có nền kinh tế phát triển.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, cho biết: "Bây giờ chúng ta phải làm mọi cách để đảm bảo rằng mức khí thải của năm 2019 sẽ mãi là mức tăng cao nhất. Chúng ta có thể đạt được điều đó bằng cách sử dụng tất cả công nghệ hiện có".
Theo IEA, khí thải từ ngành năng lượng ở các nền kinh tế phát triển đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ cuối những năm 1980, thời điểm nhu cầu điện thấp hơn 1/3 so với mức hiện nay. Thời tiết ôn hòa ở một số quốc gia và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở một số nền kinh tế mới nổi cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trang trên, theo IEA.
Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm 2,9%, tương đương 140 triệu tấn CO2. Tại Liên minh châu Âu, lượng khí thải giảm 5% (-160 triệu tấn). Năm 2019, lần đầu tiên khí đốt tự nhiên sản xuất nhiều điện hơn than ở châu Âu, IEA nhấn mạnh. Phát thải từ Nhật Bản đã giảm 4% sau khi các lò phản ứng hạt nhân của nước này được khởi động trở lại trong thời gian gần đây.
“Sự tăng trưởng ổn định của khí thải tạo thái độ lạc quan về khả năng chống biến đổi khí hậu của nhân loại trong thập kỷ này”, ông Birol nhận định. Tuy nhiên, ở phần còn lại của thế giới, lượng khí thải tăng 400 triệu tấn, chủ yếu là từ các nhà máy nhiệt điện than ở châu Á.
Enel cam kết giảm 70% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 |
ExxonMobil phát triển công nghệ gom khí thải CO2 từ khí quyển |
Nh.Thạch
AFP
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí