Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khi quân phục bị lợi dụng (Kỳ cuối)

07:00 | 23/03/2016

3,973 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Để "tập đoàn" đa cấp Liên Kết Việt lộng hành, không chỉ là câu chuyện lợi dụng bộ quân phục, các chuyên gia y tế,nhiều nhà lãnh đạo mà ngay cả cơ quan chủ quản cũng bị lợi dụng. Công tác quản lý bị làm ngơ, chậm trễ để công ty này ngày càng tự tung tự tác. Lần theo hồ sơ vụ việc, chúng tôi phát hiện thêm nhiều dấu hiệu sai phạm từ chính các cơ quan quản lý lĩnh vực này....

Kỳ cuối: "Lỗ hổng" quản lý

Mạo danh công ty quân đội quá dễ dàng

Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, đối với 2 sản phẩm mà Công ty Liên kết Việt kinh doanh gồm máy vật lý trị liệu Great-12 in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và máy khử độc Ozone dán mác đơn vị lắp ráp là Công ty BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng. Những thông tin trên đã đánh lừa người tiêu dùng mua và phân phối. Trong khi đó, chỉ bằng một động tác đơn giản là tra cứu trên Internet, có thể thấy ngay, trong danh mục các doanh nghiệp quân đội hiển thị tại trang web của Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), không có tên hai doanh nghiệp là Công ty BQP lẫn Công ty Thanh Hà.

khi quan phuc bi loi dung ky cuoi
Ông Bạch Văn Mừng, dự một hội nghị lớn của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp

Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao ngay cả nhiều cơ quan Nhà nước, trong đó có các đơn vị quân đội khi hợp tác với Lê Xuân Giang lại có thể dễ dàng chủ quan, nhầm lẫn đến vậy? Đến Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, là cơ quan thuộc Bộ Y tế cũng nhẹ dạ cả tin đến mức, chỉ qua những lời chém gió, chẳng cần kiểm tra hồ sơ, giấy đăng ký kinh doanh, vội ghi vào giấy chứng nhận thử nghiệm sản phẩm dòng chữ rõ ràng, đầy đủ: “Tập đoàn Thiết bị y tế Bộ Quốc phòng”. Chẳng lẽ những cán bộ có trách nhiệm không đủ kiến thức tối thiểu để biết trong hệ thống doanh nghiệp quân đội, nước ta hiện nay có bao nhiêu tập đoàn? Ngoài Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, không lẽ còn có thêm một tập đoàn... thiết bị y tế?

Ý kiến của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khi trả lời các cơ quan báo chí vào sáng 8-3-2016 về những sai phạm của Công ty Liên kết Việt đã cho rằng, riêng với trường hợp Công ty Liên kết Việt, cơ quan quản lý đã giám sát, kiểm tra chặt chẽ, phát hiện nhiều sai phạm và xử lý kịp thời. Cụ thể, ngày 15-7-2015, Cục Quản lý Cạnh tranh đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động BHĐC của Công ty Liên kết Việt. Qua kiểm tra đã phát hiện một số dấu hiệu ban đầu cho thấy công ty này vi phạm quy định tại Nghị định 42. Vì vậy, ngày 6-8-2015, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh đã ban hành quyết định điều tra sơ bộ đối với công ty này theo thẩm quyền. Ngày 2-10-2015, vụ việc được chuyển sang điều tra chính thức. Căn cứ kết quả điều tra theo trình tự và thủ tục của pháp luật cạnh tranh, ngày 20-11-2015, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh ban hành Quyết định số 265/QĐ-QLCT xử phạt Công ty Liên kết Việt với số tiền 570 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định 42.

khi quan phuc bi loi dung ky cuoi
Hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng... tiếp tay cho Liên kết Việt

Thế nhưng, điều khiến dư luận đặt câu hỏi là vì sao Bộ Công Thương đã phát hiện sai phạm và phạt Công ty Liên kết Việt gần 600 triệu đồng nhưng không phát đi thông tin cảnh báo ngay tại thời điểm phát hiện sai phạm mà để công ty này tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng?”. Về vấn đề này, khi trả lời VTV1, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) bị “đứng hình”, không trả lời được, chỉ “cười trừ”. Còn ông Trần Quốc Khánh, tại cuộc gặp mặt báo chí thì cho biết, theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Nghị định 116 quy định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh và Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì quyết định xử phạt công ty này không thuộc các trường hợp buộc phải công bố công khai. Mặt khác, do chỉ cơ quan công an mới có đủ năng lực, thẩm quyền để điều tra xác minh hành vi lừa đảo, tại thời điểm Cục Quản lý Cạnh tranh ban hành quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt lại chưa có kết luận cụ thể của cơ quan công an nên Cục Quản lý Cạnh tranh, với chức năng và quyền hạn được pháp luật cho phép, chưa thể đưa ra các cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của Công ty Liên kết Việt. Thẩm quyền của Bộ Công Thương chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính”. Những cách trả lời như thế càng khiến dư luận bất bình về sự loanh quanh, chối bỏ trách nhiệm.

Những người thực hiện vệt bài này không lạ lùng gì với cách trả lời của các cơ quan chức năng Bộ Công Thương. Bởi không phải đến khi xảy ra vụ việc Công ty Liên Kết Việt mà suốt trong năm 2015, các cơ quan báo chí đã nhiều lần phản ánh dấu hiệu sai phạm của nhiều công ty đa cấp, trong đó có công ty Liên kết Việt tới Cục Quản lý Cạnh tranh. Nhưng hầu như Cục này không hề hồi âm, trả lời cơ quan báo chí về việc xử lý các sai phạm mà đều né tránh.

Mở rộng điều tra, chúng tôi còn phát hiện nhiều dấu hiệu bao che của cơ quan chủ quản đối với các công ty đa cấp. Khi tìm hiểu các clip được công bố trên Internet của các công ty đa cấp, chúng tôi còn phát hiện ông Bạch Văn Mừng cùng nhiều quan chức của Cục Quản lý Cạnh tranh đã có mặt dự các đại hội hoa hồng, lễ ra mắt của nhiều công ty đa cấp mà không ít trong số ấy là những công ty đã “nhúng chàm”, có nhiều dấu hiệu sai phạm. Điều đó khiến dư luận đặt câu hỏi, nghi ngờ.

Sở Công Thương Hà Nội nói gì?

Trước sự phức tạp của tình hình, Hà Nội - một trong những địa bàn được coi là “thủ phủ” của hoạt động kinh doanh đa cấp, với nhiều công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có Công ty Liên kết Việt, cơ quan chủ quản là Sở Công Thương Hà Nội đã nói gì?

Ngày 15-3-2016, ông Chu Xuân Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có báo cáo gửi Sở Công Thương về kết quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong kinh doanh đa cấp năm 2015. Theo báo cáo, trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 13 vụ việc vi phạm trong kinh doanh đa cấp, với tổng số tiền nộp ngân sách là 1,16 tỉ đồng. Trong đó, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra đối với Công ty Liên kết Việt và chuyển hồ sơ cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an Hà Nội xử lý theo quy định của pháp luật. Chi cục Quản lý thị trường cũng đã báo cáo Sở Công Thương kiến nghị Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương xử lý hai doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có dấu hiệu vi phạm. Như vậy, theo báo cáo trên thì không chỉ với vụ việc liên quan tới Công ty Liên kết Việt, còn tới 2 vụ việc khác có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, nhưng ngành công thương đã cố tình che giấu dư luận, không công khai, cảnh báo. Trong bản báo cáo này, cũng không thấy Chi cục Quản lý thị trường đề cập đến trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra “cơn bão” Liên kết Việt ngay trên địa bàn thủ đô.

Trong những vấn đề bất cập nổi lên hiện nay, rất cần làm rõ việc Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 42 nói là để chấn chỉnh, tăng cường quản lý kinh doanh đa cấp nhưng nội dung chính là chuyển việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đa cấp từ các Sở Công Thương về Cục Quản lý cạnh tranh nhưng việc quản lý, cấp phép vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Minh Toàn

Năng lượng Mới 507