Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khẩn cấp rà soát hồ thủy điện để phòng chống lũ lụt

10:12 | 07/08/2014

457 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Ngày 06/8/2014, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. “Phải đặt sự an toàn, lợi ích của nhân dân lên hàng đầu” đó là nội dung được thống nhất bởi hơn 100 đại diện các bộ ngành trung ương và 36 tỉnh có hồ thủy điện, hồ thủy lợi.

Mùa mưa bão hằng năm, để chống lũ lụt, giảm tối thiểu thiệt hại cho nhân dân thì việc đảm bảo an toàn của các hồ, đập thủy lợi, thủy điện, luôn là công tác hàng đầu. Sau 4 tháng triển khai chương trình hành động của Chính phủ về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành các công trình thủy điện đã có 36/38 tỉnh, thành phố hoàn thành rà soát, kiểm tra các công trình thủy điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tổng kết hội nghị.

Điểm khác biệt trong công tác chống lụt bão năm nay là người phụ trách công tác phòng chống lụt bão của chính quyền địa phương (thay cho chủ hồ) sẽ là người trực tiếp điều tiết các hồ đập thủy điện để chủ động chống lũ lụt.

Việc lập và thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, đánh giá tác động của lượng nước các sông lớn trong mùa lũ sẽ đưa ra các phương án điều tiết chống, cắt lũ hiệu quả nhất. Đến nay, Chính Phủ đã phê duyệt 6 quy trình vận hành liên hồ trên tổng số 11 lưu vực sông lớn trên cả nước. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang gấp rút trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt các lưu vực sông còn lại.  

Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương và các tỉnh có hồ thủy điện, hầu hết các chủ hồ đều nghiêm túc thực hiện đúng quy trình quản lý, an toàn đập, các hồ chứa thủy điện đã vận hành tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và các yêu cầu của cấp có thẩm quyền đối với các hồ chứa có nhiệm vụ phòng lũ, cắt lũ theo yêu cầu chống lụt bão địa phương và cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực hạ du.

Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho rằng, hệ thống cảnh báo lũ cho vùng hạ du tại các nhà máy thủy điện hầu hết đều quá thô sơ, thủ công, chưa được hiện đại hóa. Bởi vậy, để tránh những thiệt hại đáng tiếc về người và của cần đầu tư hệ thống cảnh báo lũ hiện đại trên các hệ thống sông, hồ thủy điện đối với mô hình thủy điện theo dạng bậc thang của Việt Nam.

Hiện nay, một số nhà máy thủy điện nhỏ (công suất dưới 30MW) vẫn chưa thực hiện đầy đủ các quy định này an toàn hồ chứa, chống lũ. Mùa mưa bão 2014 đã bắt đầu nhưng mới có 80/154 đập được kiểm định an toàn, tính toán quan trắc dòng chảy, lượng nước khi có lũ và khả năng xả, cắt lũ của hồ chứa. Theo tính toán của Tổng cục Năng lượng, còn tới 53 đập chưa thực hiện việc tính toán lại dòng chảy lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa.

Toàn cảnh Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ về quy hoạch thủy điện.

Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội nhấn mạnh, tôi cho rằng cần đặt vấn đề đảm bảo an toàn cho người dân lên hàng đầu, phải quan tâm đến đời sống, lợi ích của người dân địa phương có thủy điện, công tác tái định cư, hậu tái định cư cần được coi trọng hơn nữa. Vấn đề về trồng lại rừng do làm thủy điện cần phải trả lại nguyên trạng rừng tự nhiên bởi 19.000 ha rừng phòng hộ là không nhiều. Phí môi trường rừng cũng nên căn cứ phân bổ theo khu vực có nhiều thủy điện cần được phân bổ nhiều hơn để đảm bảo tính công bằng.

Theo ông Lê Hồng Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nguồn nước & nguồn nước sạch - Bộ NN&PTNT, các hồ thủy điện nhỏ mới chỉ đạt được lợi ích trong phát điện nhưng việc phòng chống và cắt lũ không đáng kể. Do đó, cần bổ sung phần dung tích phòng lũ bắt buộc để không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ phát điện mà phải đảm bảo công trình đa mục tiêu.

Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá, các Bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển biến thể hiện sự phối hợp tích cực. Tuy nhiên, việc nhận thức cũng như vai trò điều hành các dự án thủy điện nhiều khi khác nhau, nhiều nơi còn chú trọng khâu phát điện, coi thường chỉ tiêu an toàn và tính mạng của người dân. Cần phải siết chặt hơn nữa các khâu trong xây dựng và khai thác công trình thủy điện. Những công tình lớn của Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hủa Na, Đakđring) luôn đảm bảo chất lượng, an toàn, vận hành đúng quy trình, có lượng chứa nước chống lũ lớn. Ngược lại các công trình nhỏ thì sơ suất lại càng lớn do chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm, quản lý kém, không tuân thủ các quy trình xây dựng cũng như vận hành.

Thành Công