Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khám phá nhạc cụ dân tộc tại nhà GS-TS Trần Văn Khê

08:13 | 27/02/2014

7,341 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dù đã sống 54 năm ở Pháp nhưng nhờ âm nhạc dân tộc, nhờ những cây đàn tranh, đàn bầu, đàn cò với ca trù, quan họ, chèo, tuồng, vọng cổ, đờn ca tài tử… đã níu tâm hồn GS-TS Trần Văn Khê quy cố hương.

>> “Âm nhạc dân tộc đã giúp tôi hồi sinh”

>> Hậu vinh danh là bảo tồn

Mỗi lần có dịp ghé nhà GS Khê tôi đều ngắm nghía và tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc của ông. Mỗi nhạc cụ này đều có số phận lịch sử riêng.

Đây còn là nơi mà bất cứ khi nào có cơ hội, GS cũng sẵn sàng tổ chức những buổi sinh hoạt âm nhạc dân tộc. Mỗi buổi sinh hoạt âm nhạc tại nhà GS Trần Văn Khê luôn thu hút đông đảo giới nghiên cứu, người yêu âm nhạc truyền thống, trong đó, có rất nhiều học sinh, sinh viên.

Đàn Tỳ Bà, GS Trần Văn Khê sử dụng trong những buổi biểu diễn nhạc Việt Nam ở các nước từ năm 1968. Cây đàn được nhạc sư Vĩnh Bảo khoét một lỗ sau lưng đàn để chỉnh cho đàn từ âm thanh câm thành âm thanh vang.

Đàn kìm (đàn nguyệt), nhạc sư Vĩnh Bảo tặng GS Trần Văn Khê năm 1976. Loại nhạc khí dây gảy, sử dụng trong chầu văn (miền Bắc), nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử và sân khấu cải lương (Nam Bộ).

Đàn tranh, kỷ vật gia đình GS Khê từ thế kỷ XIX. GS Trần Văn Khê thường sử dụng trong những chương trình biểu diễn nhạc hội ở các nước trên thế giới. Cây đàn đã cùng GS Khê đạt giải Nhì cuộc thi nhạc hội thanh niên tại Budapes năm 1949.

Đàn cò (đàn nhị) – nhạc khí sử dụng trong hát chèo, tuồng, nhạc thính phòng Huế, đờn ca tài tử và cải lương Nam Bộ. Nhạc sĩ Lữ Liên tặng GS Trần Văn Khê sau chương trình biểu diễn của Đoàn ABC tại Pháp năm 1970.

Đàn gáo (đàn hồ) sử dụng trong hát chèo, đờn ca tài tử, nhạc lễ. Người bạn học Bùi Văn Nhu tự làm tặng GS Trần Văn Khê năm 1972. GS Khê dùng biểu diễn nhạc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới.

Đàn đáy, loại nhạc khí độc đáo sử dụng trong ca trù. Giáo sư – nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Viện trưởng Viện nghiên cứu âm nhạc (phân viện TPHCM) tặng GS Trần Văn Khê năm 1976.

Đàn bầu

Và một số nhạc cụ của các dân tộc khác tại nhà GS Trần Văn Khê:

Đàn Gu Zheng (Đàn tranh cổ Trung Quốc), một giáo sư nghệ nhân Trung Quốc tặng GS Trần Văn Khê nhân kỷ niệm buổi giao lưu âm nhạc Trung Quốc – Pháp tại trung tâm nhạc học phương Đông – Đại học Paris năm 1984.

Đàn Kayageum (Đàn tranh Triều Tiên) sử dụng trong nhạc thính phòng và nhạc cung đình Triều Tiên. Đại sứ quán Hàn Quốc tặng GS Trần Văn Khê nhân dịp ông giảng một khóa về âm nhạc Triều Tiên cho sinh viên ĐH Sorbonne Pháp 1992.

Đàn Valiha - Nghệ nhân Randarfison dân tộc Madagascar tặng GS Trần Văn Khê nhân buổi biểu diễn giao lưu âm nhạc Việt Nam – Madagascar tổ chức tại Antananarivô năm 1985.

GS-TS Trần Văn Khê tại tư gia mùa xuân Giáp Ngọ 2014

Thiên Thanh