Kazakhstan tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc
Kazakhstan chuẩn bị xây dựng nhà máy lọc dầu |
Đường ống Trung Quốc - Kazakhstan: Ví dụ điển hình về hợp tác SCO |
Kaztransgaz khởi công xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc |
Ông Bozumbayev cho biết, Bộ Năng lượng cùng các bộ ngành liên quan đã soạn thảo một kế hoạch như thế và đã được phê duyệt.
Được biết, kể từ năm 2017, Kazakhstan đã bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Vào tháng 10/2018, tổng lượng sẽ đạt 5 tỷ m3. Giữa các công ty khí đốt của hai nước đã có những thỏa thuận sơ bộ liên quan đến việc tăng xuất khẩu.
Từ năm 2018, Kazakhstan đã trở thành một nhà xuất khẩu khí đốt được nhiều khách hàng biết đến. Thông qua Nga, khoảng 13-15 tỷ m3 khí được xuất khẩu. Và nếu thỏa thuận có thể đạt được, khối lượng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc sẽ tăng thêm 5 tỷ m3.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bozumbaev không cho biết cụ thể thời điểm của việc tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc.
Ngày 6/9/2018 trong bối cảnh có thể tăng thuế LNG, chính phủ Trung Quốc đã xác nhận ý định tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga và Kazakhstan.
Điều đáng chú ý, đối với Trung Quốc, kế hoạch 10 tỷ m3 trong tương lai của Kazakhstan chỉ là một lượng nhỏ.
Chỉ trong năm 2017, nguồn cung cấp khí đốt cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ nước ngoài lên đến 94,8 tỷ m3.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổng lượng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc vào năm 2023 sẽ vào khoảng 171 tỷ m3, trong đó phần lớn là LNG.
Trong năm 2017, tính theo khối lượng nhập khẩu LNG, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc và chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản.
Theo dự đoán, đến năm 2030, nhu cầu về khí tự nhiên ở Trung Quốc sẽ tăng lên đến 520 tỷ m3/năm và từ 2050 là 800 tỷ m3/năm.
Lượng khí sản xuất ở Trung Quốc từ lâu đã không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, vì vậy mỗi năm lượng khí nhập khẩu mỗi tăng và năm sau tăng mạnh hơn năm trước.
Gazprom Nga và CNPC Trung Quốc tháng 5/2014 đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc dọc theo tuyến đường phía đông. Hợp đồng được ký kết có hiệu lực trong 30 năm và ước định nguồn cung cấp hàng năm tối thiểu là 38 tỷ m3 thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia-1 (được biết, tổng sản lượng khí đốt mỗi năm của Kazakhstan cũng chỉ xấp xỉ 40 tỷ m3).
Ngày 8/6/2018, Gazprom và CNPC cũng thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc dọc theo tuyến Viễn Đông – Sức mạnh Siberia-3. Vào ngày 22/8/2018, Gazprom đã bắt đầu thiết kế đường ống dẫn khí này.
Theo ước tính của Gazprom, đến năm 2035, lượng khí mà công ty cung cấp cho thị trường Trung Quốc sẽ đạt khoảng 80-100 tỷ m3/năm.
Bá Thủy
RT
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt tiến độ 4 ngày
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025