Intel khó tìm lại "hào quang"
Những thách thức của Intel
Rõ ràng một trong những vấn đề hiện nay của Intel là việc họ đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh, khi các bộ xử lý chuyển sang công nghệ đa lõi vào giữa những năm 2000. Một số đối thủ đã bắt kịp và cuối cùng vượt qua họ.
AMD đã có một năm bùng nổ với mức tăng gấp đôi của cổ phiếu. |
Intel và AMD từng có vai trò rất rõ ràng trong thị trường bán dẫn. AMD chỉ là “kẻ tí hon” may mắn, luôn bám gót “gã khổng lồ” Intel và cố gắng “đánh cắp” một chút thị phần trong một phân ngành nào đó. Intel hầu như nắm giữ tất cả những con át chủ bài với vị trí dẫn đầu về công nghệ sản xuất, một thương hiệu không thể so sánh và có túi tiền không đáy.
Nhưng mối quan hệ đó ít nhiều đã bị đảo lộn vào mùa hè năm 2020, khi Intel xác nhận rằng quy trình sản xuất 7 nanomet của họ sẽ bị trì hoãn thêm 6 tháng nữa. Trong khi AMD đã tung ra bộ vi xử lý 7 nm của riêng mình vào thời điểm đó, với sự trợ giúp của nhà máy sản xuất chip bên thứ ba là TSMC. Thông báo đó đã khiến cổ phiếu của AMD bùng cháy vào cuối tháng 7 trong khi cổ phiếu của Intel giảm mạnh.
Theo nhà phân tích thị trường công nghệ Mercury Research, AMD đã chiếm được thị phần lớn nhất kể từ năm 2013 trên thị trường máy tính để bàn (PC) và thị phần lớn nhất từ trước đến nay đối với máy tính xách tay. Và AMD đang tận dụng tối đa cơ hội hiếm có này để chiến đấu với Intel.
Thế mạnh của Intel
Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diện, Intel vẫn đang có trong tay các con át chủ bài chưa lật.
Đầu tiên, kỷ lục thị phần trong nhiều năm của AMD hầu như chỉ ở vào khoảng 20%, còn Intel vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 80% thị phần trong cả bộ vi xử lý PC và máy tính xách tay. Sự tương phản thậm chí còn rõ nét hơn ở chip máy chủ, nơi AMD chiếm chưa đến 7% tổng thị trường. Điều này quan trọng bởi vì các sản phẩm máy chủ đắt hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với những người anh em kiểu PC.
Intel vẫn nắm giữ vị trí dẫn đầu về công nghệ sản xuất vi xử lý. |
Do đó, AMD còn lâu lắm mới có thể sánh ngang với sức mạnh tài chính của Intel. Doanh thu của Intel rơi vào khoảng 78 tỷ USD trong bốn quý vừa qua. Trong khi đó, doanh số của AMD chỉ dừng ở mức 8,7 tỷ USD. Lợi nhuận ròng, Intel đạt 22 tỷ USD còn AMD chỉ có 880 triệu USD. Và dòng tiền tự do của AMD với 580 triệu USD, hoàn toàn lép vế so với 15 tỷ USD của Intel.
Hơn thế nữa, Intel cũng không ngồi yên và cho AMD cơ hội để mở rộng lợi thế về quy trình sản xuất không phổ biến của mình. Họ đang khám phá nhiều thị trường mới có thể trở thành động cơ tăng trưởng đáng kể trong vòng một thập kỷ tới và cũng đang nỗ lực vượt qua các trục trặc sản xuất trong nội bộ, nâng cấp quy trình để có thể sẽ trở lại đúng tiến độ vào năm 2021.
Ngoài ra, Intel đã phát triển từ kỷ nguyên PC sang lĩnh vực di động và đám mây, được coi là “kỷ nguyên trí tuệ phân tán”. Và trong thế giới đó, máy tính không chỉ là PC, không chỉ là máy chủ mà còn là mạng, là ô tô, là thành phố, là nhà, là nhà máy, là bệnh viện…
Intel đang phát triển các bộ vi xử lý chuyên biệt cho tất cả các thị trường mục tiêu rộng lớn này, từ nền tảng ô tô tự lái đến các giải pháp nhà thông minh và bộ điều khiển công nghiệp. Thị trường có địa chỉ của Intel chỉ ngày càng lớn hơn, ngay cả khi doanh số bán máy tính xách tay và máy tính để bàn đang chững lại.
Vậy cho nên không thể coi đó là “sự trở lại” bởi vì Intel chưa bao giờ biến mất. Có vẻ như thị trường đã phản ứng quá mức nhạy cảm với “bước chậm” trong sản xuất của Intel.
Liệu có cơ hội cho TSMC và Samsung?
Cựu CEO của Intel, Bob Swan, muốn công ty nên tìm kiếm sự hỗ trợ của đối tác bên thứ ba trong nỗ lực sản xuất bộ vi xử lý 7nm, và nếu ông còn ngồi lại vị trí điều hành thì có thể cơ hội sẽ được trao vào tay TSMC hay là Samsung.
CEO mới của Intel - Pat Gelsinger. |
Nhưng nước đi đó dường như không có trong các tính toán của Pat Gelsinger, người sẽ thay thế Bob Swan và ngày 15/2 tới đây. Gelsinger cho rằng, Intel sẽ vẫn cố gắng sản xuất bộ vi xử lý 7nm trong nhà thay vì nhờ bên thứ ba. Rõ ràng, Gelsinger đang chọn việc đi theo một con đường khó khăn và có thể sẽ phải mất vài năm để kiểm chứng.
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do để kỳ vọng vào sự quyết đoán của Intel. Việc chỉ thiết kế phần mềm có thể sẽ tước đi lợi thế cạnh tranh truyền thống của Intel. Mặc dù gia công phần mềm cho TSM sẽ là một giải pháp nhanh chóng cho các vấn đề của Intel, nhưng nó cũng sẽ làm mất đi triển vọng giành lại vị thế dẫn đầu về công nghệ đã khiến Intel trở thành lực lượng thống trị trong ngành bán dẫn từ xưa.
Nếu Intel thuê ngoài, điều đó có thể ngăn chặn sự sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, điều đó có thể chỉ giúp họ duy trì thị phần đồng đều với AMD và các đối thủ tiềm năng khác.
Có một điều, Intel hiện là công ty chip lớn duy nhất của Mỹ điều hành các bộ phận riêng của mình. Và với cuộc chiến thương mại cùng những rắc rối khác của chuỗi cung ứng trong năm nay, hiện đang có một động lực mới để tái đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn của Mỹ.
Chỉ bằng cách duy trì các nhà máy chế tạo của mình, Intel sẽ đủ điều kiện nhận các ưu đãi mới từ chính quyền Biden. Hiện có một đề xuất trị giá 50 tỷ USD ở Washington để đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn trong nước, vì vậy, nếu Intel muốn nhận được bất kỳ khoản trợ cấp liên bang hoặc giảm thuế nào, họ có thể không thể thuê các nhà máy của mình cho các công ty nước ngoài. Và cơ hội cho những TSMC hay Samsung có vẻ không còn.
Cuối cùng, Intel đang cho thấy những chiến lược khác biệt và sự tiếp cận nghiêm túc từ CEO mới Pat Gelsinger. Tuy nhiên, chỉ có thời gian mới trả lời được việc đặt cược vào Gelsinger liệu có là đúng đắn. Sự thành công của Intel có thể sẽ là một ẩn số trong vài năm tới.
Theo enternews.vn
-
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
-
Vietjet mở lại loạt đường bay kết nối Đà Lạt - Cần Thơ, Đà Lạt - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Phú Quốc
-
S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực
-
Công thức kinh doanh thành công khắp thế giới lần đầu "cập bến" Đông Hà, Quảng Trị
-
Sắp khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng