Indonesia xem xét chuyển đổi các NMLD cũ sang nhà máy nhiên liệu sinh học
Động thái này nằm trong định hướng giảm nhập khẩu năng lượng của chính phủ Indonesia nhằm cố gắng thu hẹp khoảng cách tài chính tiền tệ trong bối cảnh các thị trường mới nổi có nhiều biến động đã kéo đồng Rupiah của Indonesia xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua. Ngoài ra, Indonesia cũng hướng tới việc đẩy mạnh tiêu thụ dầu cọ với sản lượng ngày một gia tăng. Hiện nay, Indonesia là quốc gia sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới.
NMLD Plaju hiện có công suất lọc dầu là 133.700 thùng/ngày (bpd), trong khi công suất của NMLD Dumai ở mức 170.000 thùng/ngày. Bắt đầu từ tháng 9/2018, Indonesia đã bắt buộc sử dụng nhiên liệu B20 với 20% hàm lượng nhiên liệu sinh học cho tất cả các máy móc phương tiện sử dụng động cơ diesel trong nước, bao gồm cả đầu máy xe lửa và các thiết bị nặng. Các quan chức chính phủ Indonesia đã ước tính rằng quốc gia này có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la nhập khẩu năng lượng mỗi năm thông qua chương trình sử dụng nhiên liệu B20.
Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI)
-
Tháng 10: EVN cung ứng đủ điện và khẩn trương khắc phục hậu quả bão Trà Mi
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện
-
PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Tạo “điểm tỳ pháp lý” vững chắc cho điện gió ngoài khơi
-
TS Dư Văn Toán: Điện gió ngoài khơi là “bệ phóng” cho phát triển kinh tế biển Việt Nam