IMF: Việt Nam cần các biện pháp hạn chế tác động bất lợi lâu dài
Trong những năm gần đây, với tăng trưởng trung bình là 7% và việc đặt trọng tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã giúp Việt Nam nâng cao mức sống và góp phần đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. |
Ban Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hoàn thành tham vấn Điều IV với Việt Nam. Theo Điều IV trong các Điều khoản thỏa thuận của IMF, IMF có các cuộc thảo luận song phương với các nước thành viên, thường diễn ra hàng năm.
Theo IMF, trong những năm gần đây, với tăng trưởng trung bình là 7% và việc đặt trọng tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã giúp Việt Nam nâng cao mức sống và góp phần đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Mặc dù đại dịch để lại một số tác động bất lợi kéo dài, song dự kiến, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 khi quá trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp diễn. Các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020 và lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.
IMF nhấn mạnh, dù đã đối phó rất tốt với đại dịch Covid-19 nhưng rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại vẫn hiện hữu, do vậy Việt Nam vẫn cần có các biện pháp để hạn chế tác động bất lợi lâu dài, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện và xanh hơn. Đáng chú ý, cần xem xét các biện pháp tài khóa bảo vệ người lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương.
IMF cũng lưu ý cần xem xét các biện pháp tài khóa bảo vệ người lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương. |
IMF khuyến nghị nên duy trì vị thế chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng thời vẫn để tâm đến tính dễ bị tổn thương của khu vực ngân hàng, và nhấn mạnh, cần rút dần những hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể trụ lại được và áp dụng trở lại những quy định phân loại nợ khi gia hạn nợ.
Song song với đó là cần giám sát chặt chẽ những rủi ro tài chính và giải quyết kịp thời các khoản vay có vấn đề. Các mục tiêu trung hạn cần bao gồm cải thiện khuôn khổ tái cơ cấu nợ khu vực tư nhân và cải thiện hơn nữa vốn của các ngân hàng trong bối cảnh áp dụng những quy định của Basel II.
Khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn, IMF lưu ý việc điều chỉnh tài khóa từ từ nên tập trung vào huy động nguồn thu ngân sách để giúp tạo không gian tài khóa cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chi an sinh xã hội, hỗ trợ tăng trưởng xanh hơn và bao trùm.
Mặc dù vị thế đối ngoại của Việt Nam về cơ bản mạnh hơn đáng kể so với mức độ cho phép của các yếu tố nền tảng và các chính sách mong muốn, IMF khuyến nghị, vẫn cần nỗ lực cải cách để loại bỏ các rào cản đối với đầu tư tư nhân và cải thiện lưới an sinh xã hội.
Các giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng giai đoạn hậu Covid-19. Cuối cùng, IMF khẳng định, cần ưu tiên giảm sự chênh lệch về kỹ năng lao động, thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo một sân chơi bình đẳng, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Dân trí
-
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
-
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
-
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Giá vàng hôm nay (15/11): Phục hồi sau phiên giảm sâu