Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hồi ký về nhà máy điện cột 5 tiền thân của công ty Điện lực Quảng Ninh

08:00 | 03/08/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhà máy điện Cột 5 thuộc khu mỏ Hòn Gai năm xưa chính là tiền thân của Công ty Điện lực Quảng Ninh ngày nay. Trải qua quãng thời gian dài gần một thế kỷ, tính từ năm 1920 đến nay. Lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển của các thế hệ CBCNV Công ty Điện lực Quảng Ninh từ khi còn là Nhà máy điện cột 5 đến nay, được thể hiện rõ nét qua các thời kỳ và nhân chứng cụ thể.

Nhà Máy điện Cột 5 thời kỳ đầu xây dựng (giai đoạn 1920-1954). Năm 1920 thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng Nhà máy điện Cột 5, nhằm có điện phục vụ cho việc khai thác than của bọn chủ mỏ thuộc Công ty than Bắc Kỳ. Với âm mưu khai thác than của đất nước ta đưa về làm giàu cho chính quốc. Nhà máy được xây dựng tại Cột 5 bên cạnh đường từ Hòn Gai đi Cẩm Phả. Đây là một vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên liệu đến nhà máy, nơi đây có đủ nguồn nước ngọt cung cấp cho các lò hơi. Nguồn điện phát ra được truyển tải đi các mỏ thuộc khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả thuận tiện nhất.

Hồi ký về nhà máy điện cột 5 tiền thân của công ty Điện lực Quảng Ninh
Trụ sở Công ty Điện lực Quảng Ninh

Việc xây dựng nhà máy trong suốt 6 năm, từ năm 1920 đến năm 1926 thì hoàn thành. Lúc đầu Nhà máy chỉ có 07 lò hơi loại nhỏ 4 tấn/giờ và 04 tổ máy phát điện có công suất 1000kW/máy. Tổng công suất lắp đặt ban đầu là 4000kW. Đến năm 1939 bọn chủ tư bản Pháp cho lắp thêm 02 lò hơi loại 07 tấn/giờ và 01 máy phát điện 4000kW, nâng tổng công suất lắp đặt lên 8000kW. Nhưng thực tế vận hành đạt 4000 đến 6000kW. Hệ thống lưới điện sau Nhà máy gồm 04 máy biến áp loại 1.250KVA và gần 40 km đường dây 30kV. Đội ngũ công nhân Nhà máy điện Cột 5 lúc bấy giờ khoảng 150 người, đại đa số làm lao động nặng nhọc như đẩy xỉ, súc than đốt lò. Số công nhân kỹ thuật được lấy từ Hải Phòng, Nam Định hoặc các trường dạy nghề khác. Bọn cai ký, đốc công được thực dân Pháp đào tạo tại nơi khác để làm tay sai đắc lực. Năm 1953 nhu cầu khai thác than ngày càng lớn, do đó bọ chủ nhà máy đã mua them thiết bị từ Pháp sang và lắp thêm máy 6000kW, nâng tổng công suất của Nhà máy lên khoảng 14.000kW nhằm mục đích cung cấp điện cho việc khai thác than khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả.

Truyền thống đấu tranh cách mạng của công nhân Nhà máy điện Cột 5 (giai đoạn trước năm 1954). Để có được lợi nhuận tối đa, bọn chủ đã xây dựng một bộ máy cai trị rất xảo quyệt gian ác. Đứng đầu nhà máy là tên chủ tư bản kỹ sư người Pháp, dưới đó là một số đốc công, cai ký, trưởng ca, trong đó có một số là người Việt Nam được bọn chủ đào tạo làm tay sai cho chúng. Nhà máy trực thuộc Công ty than Bắc Kỳ, do đó hệ thống cai trị theo một quy chế đặc biệt, dưới sự chỉ huy của chủ mỏ tại Hòn Gai. Có bộ máy bảo hộ riêng như quân đội, chính quyền, tòa án, cảnh binh, mật thám đã tạo nên một hệ thống kìm kẹp, đàn ác bóc lột của thực dân Pháp tại thuộc địa.

Những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 lúc đó cũng cùng chung cảnh sống cơ cực như hàng ngàn công nhân khu mỏ khác. Tiền lương đi làm được rất ít ỏi lại thường xuyên bị cúp phạt, đời sống khốn khó ở những lán trại lụp sụp, làm ra điện nhưng phải đốt đèn dầu, cơm ăn toàn gạo mục với cá ươn, mùa đông phải chui rúc trong những mảnh chăn rách và bao tải. Trong những ngày khủng khiếp của nạn đói năm 1945, hơn 40 công nhân Nhà máy điện Cột 5 đã chết đói thê thảm. Điển hình như gia đình bác Bàn, bác Hỏa chết từ 5 đến 6 người. Cũng vì đói nghèo mà gia đình bác Mão đã phải chia ly mỗi người một ngả.

Bên cạnh đó là cảnh sống xa hoa của bọn chủ mỏ, của tầng lớp cai ký. Đó là những bữa ăn thừa thãi, những bữa tiệc linh đình, những chiếc ô tô bóng loáng với hàng chục người phục vụ. như vú em, đầu bếp…Nghịch cảnh đó đã làm dâng trào lên khí thế “tức nước vỡ bờ”, làm tăng them nỗi uất hận của người dân mất nước và kiếp sống nô lệ. Được Đảng lãnh đạo và chỉ lối đưa đường, những người công nhân điện Cột 5 đã sớm giác ngộ về lý tưởng gia cáp công nhân, một lòng đi theo cách mạng vùng lên đấu tranh, chống áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ và bộ máy cai trị của bọn thực dân Pháp. Công nhân Nhà máy điện Cột 5 cùng sát cánh với công nhân vùng mỏ viết nên những trang sử vẻ vang và truyền thống anh hùng bất khuất của giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh.

Sau Hội nghị lần thứ nhất của Đảng, Chi bộ Đông dương Cộng sản Đảng ở Hòn Gai được đổi tên thành Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/1930) sau thành Đặc khu ủy Hòn Gai. Tổ Đảng Nhà máy điện Cột 5 được nâng cấp thành một Chi bộ, là một trong những Chi bộ được thành lập sớm nhất tại khu mỏ. Chủ trương của Đảng lúc này là giác ngộ tập hợp đội ngũ công nhân, giai cấp tiên phong để đấu tranh với bọn chủ mỏ, quy mô từ nhỏ đến lớn, từ các cơ sở trọng điểm đến diện rộng. Quán triệt chủ trương nghị quyết của chi bộ, những người đảng viên của Nhà máy điện Cột 5 đã tuyên truyền giáo dục và giác ngộ cho công nhân hiểu rõ tôn chỉ, mục đích của Đảng, trên cơ sở đó tập hợp thành đội ngũ như Công hội đỏ, Hội ãi hữu …đã được đông đảo công nhân hưởng ứng tham gia mạnh mẽ.

Bước sang giai đoạn 1936-1939, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, đặc biệt là chủ nghĩa phát xít đang hình thành và đe dọa an ninh hòa bình trên thế giới. Hội nghị Trung đã nhận định và sớm đề ra sách lược tranh đấu cho toàn Đảng toàn dân, đặc biệt là giai cấp công nhân vùng lên đấu tranh với bọn thực dân Pháp. Tất cả những sự kiện trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân tại khu mỏ và Nhà máy điện Cột 5. Ngọn lửa đấu tranh được thể hiện bằng các cuộc đình công rầm rộ, bước đầu là đình công tại khu vực Cẩm Phả, sau lan rộng ra Hòn Gai. Công nhân Nhà máy điện Cột 5 lúc này vẫn kiên cường đấu tranh và phối hợp chặt chẽ với phong trào công nhân trong toàn khu mỏ. Cuộc đình công kéo dài hàng tuần, bọn địch đã dùng mọi thủ đoạn như đe dọa, mua chuộc…Nhưng với tinh thần “Đồng tâm, kỷ luật” nên cuộc đình công đã dẫn đến thắng lợi, bọn chủ mỏ đã phải chấp nhận các yêu sách của công nhân vùng mỏ như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện cuộc sống…

Cùng với làn sóng cách mạng Tháng 8 lan rộng ra toàn quốc, ngày 25/8/1945 mooth trung đội vũ trang từ chiến khu Đông Triều đã về khu mỏ Hòn Gai để bảo vệ cho cuộc vùng lên cướp chính quyền trên toàn khu mỏ. Những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 lại luôn có mặt và tích cực hưởng ứng tham gia cùng công nhân khu mỏ giành chính quyền về tay nhân dân. Kể từ đây người công nhân mới thấy mình có cuộc sống ý nghĩa, được là công dân của một nước độc lập có chủ quyền.

Giai đoạn từ năm 1954. Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đã đi đến thắng lợi, bằng chiến thắng lấy lừng là chiến dịch Điện Biên Phủ. Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại. Tuy nhiên đất nước tạm thời bị chia cắt. Nhưng với truyền thống đấu tranh anh dũng và tinh thần bất khuất của gia cấp công nhân vùng mỏ, công nhân điện Cột 5 với hang ngàn công nhân khu mỏ bước vào cuộc đấu tranh mới với một niềm tin phấn khởi cao độ. Tổ chức Công đoàn và đội tự vệ vũ trang của nhà máy được củng cố, từng ca, kíp, từng tổ sản xuất của ta đều có những người công nhân, chiến sỹ tự vệ trung kiên luôn theo dõi mọi hành động diễn biến của địch, có phương án đối phó kịp thời, yêu cầu bọn chủ mỏ không được tháo dỡ máy móc thiết bị, không được phá hoại trước khi rút lui.

Hồi ký về nhà máy điện cột 5 tiền thân của công ty Điện lực Quảng Ninh
Những người công nhân điện Hòn Gai đang phối hợp với các chiến sỹ Công an cứu hỏa dập lửa khu vực trung tâm điều khiển nhà máy sau trận đánh ác liệt của máy bay Mỹ ngày 09/5/1972

Từ năm 1955 bắt đầu một giai đoạn mới, khu mỏ được giải phóng, hòa bình đã trở lại trên toàn miền Bắc, đất nước bước vào gia đoạn xây dựng CNXH tiến tới thống nhất đất nước. Từ người công nhân bị áp bức nô lệ dưới ách thực dân đế quốc, nay là chủ nhân của đất nước. Công nhân Nhà máy điện Cột 5 lại phấn khởi đem hết sức mình đóng góp vào việc ổn định và phát triển nguồn điện phục vụ cho việc khai thác than của đất nước. Bọn thực dân Pháp cho rằng với những lò, những máy cũ như vậy khi chúng rút đi thì những người thợ và cán bộ của ta không thể quản lý vận hành được. Nhưng chúng đã nhầm, với tình thần vượt khó khăn, dám nghĩ dám làm của người công nhân điện Cột 5 lại càng được phát huy. Đội ngũ cán bộ của Nhà máy vẫn có đủ trình độ điều hành, điển hình như bác Đỗ Văn Sớ - một cán bộ quản lý lão thành, bác Vũ Đình Bông là kỹ sư điện được phân công đén nhà máy sau ngày giải phóng. Dòng điện từ Nhà máy điện Cột 5 vẫn ngày đêm tỏa sáng.

Đến năm 1958, do nhu cầu khai thác than của khu mỏ ngày càng lớn, công suất nhà máy quá thấp, thườn xuyên chỉ phát từ 3000 - 4000kW, đặc biệt là hệ thống lò hơi thiếu nghiêm trọng. Chính phủ ta đã có chủ trương đề nghị Ba Lan giúp đỡ xây dựng them 02 lò hơi với công suất 32 tấn/giờ. Năm 1960 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, đưa công suất của nhà máy lên 9000 đến 10.000kW. Lúc này một số trạm biến áp và đường dây tải điện từ 2 đến 35kV đã được phát triển thêm nhiều, điện không chỉ phục vụ cho sản xuất than mà còn phục vụ cho một số ngành thủ công nghiệp, chiếu sáng và các khu dân cư, xóm chợ…

Tình hình kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên ngành điện cũng không được đầu tư nhiều. Lưới điện phát triển không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống, hệ thống phát điện hầu hết cục bộ và sự cố là mất điện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và kinh tế. Tuy vậy, trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Nhà nước đã khẳng định là phải tăng cường đầu tư cho ngành điện, một số nhà máy do Liên Xô giúp đỡ được xây dựng them, các tuyến đường dây 110kV đã được hình thành tại Quảng Ninh, tuyến đường dây 110kV Uông Bí - Mông Dương và trạm 110kV Mông Dương đã được xây dựng và hoàn thành vào năm 1965.

Thời kỳ CBCNV Nhà máy điện Cột 5 bảo vệ dòng điện và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, hòng làm tê liệt nền kinh tế XHCN, ngăn chặn chi viện của hậu phương cho tiền tuyến. Âm mưu xảo quyệt của chúng là đánh vào các cơ sở trọng điểm, trong đó đặc biệt là các nhà máy điện, trạm điện…

Đối với tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu quan trọng của địch là Nhà máy điện Cột 5, trạm 110kV Mông Dương mới được xây dựng, các tuyến đường dây điện cao thế…Giặc Mỹ cho máy bay đủ các loại bắn phá ngày đêm tại nhà máy, hang trăm tấn bom đạn được rải xuống trên một diện tích rất nhỏ hẹp. Bom đạn của giặc Mỹ đã làm hư hại một số thiết bị máy móc như: lò hơi, hệ thống bảng điều khiển, đường dây, trạm điện, một số CBCN đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giữ vững dòng điện. Với khẩu hiệu “Địch đến ta đánh, địch đi ta lại sản xuất”. Trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù, CBCNV Nhà máy điện Cột 5 vẫn bám máy, bám lò giữ vững dòng điện thân yêu, điện Cột 5 vẫn tỏa sáng trên các bến cảng, hầm mỏ Quảng Ninh.

Thời kỳ này nhà máy đã lớn mạnh về mọi mặt, tổng số CBCNV lên tới hơn 500 người bao gồm: 5 phân xưởng, 1 đội, 2 chi nhánh và 4 phòng nghiệp vụ. Số lượng đảng viên lên tới gần 100 đồng chí, là Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã Hòn Gai. Lực lượng tự vệ được biên chế thành 1 tiểu đoàn, đặc biệt có 1 đại đội vừa sản xuất vừa trực chiến tại đồi pháp C5. Nhiều CBCN tiêu biểu cho ý chí quyết chiến quyết thắng và sự hy sinh dũng cảm trong sản xuất như liệt sỹ Võ Quốc Quyền - Giám đốc nhà máy cùng với 18 đồng chí là CBCNV của Nhà máy đã ngã xuống để bảo vệ dòng điện được an toàn.

Năm 1965 do tổ chức nhà máy có thay đổi, Bộ Điện và Than, Công ty Điện lực miền Bắc đã có quyết định tách nhà máy điện Cột 5 thành 2 đơn vị, một là nhà máy điện Cột 5 với nhiệm vụ chuyên về phát điện và Sở quản lý phân phối khu vực 5 với nhiệm vụ truyern tải và quản lý lưới điện, kinh doanh bán điện trên địa bàn thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí; cung cấp điện cho các mỏ khai thác than, các nhà máy, xí nghiệp cơ quant rung ương và địa phương, đồng thời tổ chức bán lẻ đến từng hộ dung điện.

Đến năm 1968 Bộ Điện than và Công ty Điện lực miền Bắc lại quyết định sáp nhập Sở Quản lý phân phối điện khu vực 5 và Nhà máy điện Cột 5 thành một đơn vị, với tên gọi là Nhà máy điện Hòn Gai. Lúc này cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã chuyển sang một giai đoạn mới. Đến năm 1972, giặc Mỹ lại điên cuồng đánh phá miền Bắc XHCN với quy mô lớn hơn, đặc biệt chúng đã ném bom B52 vào thành phố Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội. Nhà máy điện Hòn Gai lại trở thành một mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ thù, bằng nhiều thủ đoạn cả ngày lẫn đêm, với nhiều loại vũ khí tối tân như bom 500kg, bom tinh khôn, bom bi…Đặc biệt, trận đánh bom ngày 09/5/1972 và trận ngày 12/9/1972 Nhà máy gần như bị phá hỏng hoàn toàn. Đầu năm 1973, Bộ Điện than và Công ty Điện lực miền Bắc đã cho giải thể nhiệm vụ của nhà máy và chuyển thành Sở quản lý Điện Quảng Ninh. Từ đây chính thức nhiệm vụ của những người công nhân Nhà máy điện Cột 5 bước sang một giai đoạn lịch sử mới.

Xuân Thao