Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Học sinh xé đề cương Lịch sử: Lỗi của cả hệ thống giáo dục!

21:35 | 07/04/2013

1,702 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đây là sự vô tâm của học sinh hay thực sự là một hành động phi giáo dục được thực hiện công khai?

Khi Bộ GD-ĐT thông báo năm nay sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, nhiều học sinh trong trường đã đồng loạt xé đề cương môn này. Video quay tại một trường THPT ở TP HCM, ngày 30/3, và đến ngày 7/4 đã xác định được những hình ảnh này được thực hiện tại trường THPT Nguyễn Hiền, Q11, TPHCM.

Trong video, có hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì không thi tốt nghiệp, rất đông học sinh tập trung ra hành lang, hò hét và đồng loạt xé giấy thả xuống rơi trắng cả sân trường, kèm theo tiếng reo hò, cổ vũ.

Hình ảnh học sinh xé đề cương môn Sử ở các tầng.

Trước đó, trong Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy và học môn Lịch sử trong trường Phổ thông, GS Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã đau xót nhận định: “Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông. Minh chứng rõ nét nhất là trong các môn thi tốt nghiệp phổ thông, môn sử bị coi là môn phụ, có năm thi, năm không. Năm nào không thi thì nhà trường cho học dồn để dành thời gian cho các môn khác. Thầy cô dạy sử cũng dễ dàng được thay thế bằng thầy cô các môn khác, có khi là môn thể thao chẳng hiểu gì về lịch sử. Một môn học bị coi nhẹ đến như vậy thì làm sao có thể nhận được sự quan tâm của học sinh”.

Sau khi video được đăng tải, nickname Nguyễn Thế Anh cho rằng: "Hãy trách nền giáo dục, đừng trách học sinh. Trách nền giáo dục không có cách để mà dạy môn Lịch sử cho học sinh dễ tiếp cận, dễ hiểu và hứng thú, suốt ngày cầm lấy cái quyển sách dày cộp học thuộc những thứ có vẻ khó với đa số học sinh".

Đề cương bị xé phủ trắng sân trường.

Một độc giả khác nhận định: Đây là hậu quả nặng nề của việc xem nặng thành tích, xem nhẹ chất lượng cốt lõi bên trong của sự học là đây. Học sinh thời nay đi học vì bị ép học chứ không học vì ham học, đam mê tìm hiểu kiến thức. Chính vì vậy khi "thoát" được 1 môn hay "qua" được 1 môn là các em "vứt ngay".

Có thể nói, lịch sử là một tài sản vô giá mà ông cha để lại và nó là một hành trang không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người. Tuy nhiên trong xã hội bây giờ, vai trò của môn học Lịch sử dần trở nên yếu thế, trong khi con người trở nên thực dụng và quan tâm đến kinh tế, ngân hàng nhiều hơn là những giá tri văn hóa, thì việc học Sử một cách thụ động như chúng ta đang làm đã vô hình trung tạo thành sức ép cho học sinh.

Hình ảnh chụp từ một diễn đàn trên facebook chia sẻ về hành động xé đề cương.

 

Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, việc xuất hiện hàng nghìn điểm 0 môn Sử đã khiến dư luận chấn động và hoang mang trước một thế hệ học sinh chỉ biết “tra Google” kể cả những giá trị lịch sử, văn hóa của chính mình. GS Phan Huy Lê cũng đã khẳng định: “Hiểu được lịch sử, biết được lịch sử mới có thể tự hào về dân tộc, tổ quốc mình. Coi nhẹ môn Lịch sử thì không có nhận thức về truyền thống dân tộc và từ đó ý thức chính trị trong giới trẻ cũng mất đi”.

Hành động xé đề cương môn Lịch sử của học sinh trường THPT Nguyễn Hiền Q11, TP HCM khi xé đề cương môn Sử là đáng trách và đáng lên án. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận 2 mặt của vấn đề, khi đó cũng là lỗi của chính những người làm giáo dục, của chính những người thầy, người cô đã chịu trách nhiệm giảng dạy, truyền nhiệt huyết cũng như tình yêu nước và tôn trọng lịch sử quốc gia cho học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Vẫn biết rằng khi xã hội có sự chuyển mình, rất nhiều giá trị văn hóa, xã hội sẽ không còn có được vị trí cần trân trọng vốn có, nhưng việc học sinh đang quay lưng lại với tổ tiên, với cha ông cũng khiến nhiều người xót xa. Phải chăng đã đến lúc dừng việc tuyên bố hay kêu gọi mà cần phải bắt tay vào cải cách, thay đổi các môn học, đặc biệt là Lịch sử, để học sinh nhắc tới môn học này bằng một thái độ yêu thích và có trách nhiệm, chứ không phải với sự mệt mỏi và thiếu tôn trọng như hiện nay. Có lẽ, điều này chỉ có thể trông chờ vào những nhà giáo dục!

Video hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì môn này không thi tốt nghiệp năm 2013 (Nguồn: Youtube)

Khánh An