Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hoạt động của Silver Shores: Nhiều sai phạm và đáng ngờ

16:28 | 20/11/2015

3,665 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không chỉ gây ồn ào với việc xin đưa 300 lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng, suốt từ khi khai trương năm 2010 đến thời điểm hiện tại, Công ty Silver Shores cùng các đơn vị trực thuộc có nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh và luôn có những đề nghị, những dự án đáng ngờ, nhạy cảm.
Về vụ lao động Trung Quốc 'đổ bộ' vào Đà Nẵng

Tháng 1/2010, Khu du lịch Silver Shores Hoàng Đạt được đưa vào hoạt động với vốn đầu tư ban đầu là 86 triệu USD, sau đó nâng lên thành 160 triệu USD.  Đi cùng với đó là đưa vào hoạt động khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài như sự đồng ý của Bộ Kế hoạch – Đầu tư trong giấy phép số 2581/GP. Tuy chỉ là được phép kinh doanh hoạt động “vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài”, nhưng Silver Shores Hoàng Đạt lại cho gắn chữ casino tại cổng chính và nhiều nơi khác. Ngay cả bên trên tòa nhà chính, dòng chữ Crowne International Casino cũng được trang trí nổi bật. Việc này là sai phạm so với giấy phép đầu tư của Bộ KH-ĐT cấp.

Tiếp đó, trong giấy phép đầu tư, Bộ KH-ĐT chỉ cho phép Silver Shores Hoàng Đạt đưa vào hoạt động dịch vụ này khi “đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động kinh doanh ổn định”. Thế nhưng, khi ấy, mới chỉ có 200 trên 600 phòng của khu resort này hoạt động, còn 400 phòng chưa hoàn thiện. Chưa kể khu biệt thự, khu trung tâm hội nghị quốc tế chưa hề được triển khai.

lich su hoat dong cua silver shores nhieu sai pham va dang ngo

Khách sạn JW Marriott, nơi Silver Shores xin đưa 300 lao động Trung Quốc vào làm việc.

Sai phạm thứ 3 của Silver Shores Hoàng Đạt là hoạt động trái phép nhiều bàn chia bàn. Trong giấy phép của Bộ KH-ĐT cũng chỉ cho phép khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài gồm trò chơi điện tử có thưởng (không quá 100 máy), trò chơi theo hình thức chia bài qua bàn (không quá 8 bàn) gồm baccarat, blackjack và tài xỉu. Thế nhưng, trong thực tế, Silver Shores Hoàng Đạt đã đưa vào hoạt động 15 bàn chia bàn, gần gấp đôi so với quy định. Ngoài ra, Bộ KH-ĐT cũng đã yêu cầu làm rõ thông tin về lao động được sử dụng tại dự án này. Cụ thể, lúc cao điểm, dự án sử dụng đến gần 1.000 người lao động nước ngoài (chủ yếu là người Trung Quốc).

Với một loạt các sai phạm như trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4375/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo Silver Shores Hoàng Đạt tạm dừng hoạt động kinh doanh vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài cho đến khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như trong giấy phép của Bộ KH-ĐT. Sau khi giải trình và chấn chỉnh các sai phạm (riêng việc hoàn thành, đưa vào hoạt động tất cả các hạng mục, Silver Shores Hoàng Đạt xin phép được sửa đổi), tháng 10/2010, khu du lịch trên mới được phép hoạt động trở lại.

Ngoài việc có hàng loạt sai phạm trong hoạt động, Silver Shores còn luôn có những đề nghị, những dự án đáng ngờ, ở những vị trí nhạy cảm. Tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng mở rộng ngày 28/11/2014, nhiều đại biểu đã phát biểu và đề nghị TP Đà Nẵng nên xem xét lại các dự án ở những nơi “nhạy cảm” mà Silver Shores xin đầu tư. Trong đó, có dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Sư đoàn phòng không 375 (Quân chủng Phòng không - Không quân) cho ý kiến về dự án này. Sau khi xem xét, Sư đoàn phòng không 375 nhận thấy dự này nằm giữa 2 trận địa pháo phòng không C2 và C11 nên phúc đáp cho Sở Xây dựng là chỉ nên cấp phép cho công trình trên với độ cao tối đa 43,6m.

lich su hoat dong cua silver shores nhieu sai pham va dang ngo

Crowne Plaza, khu resort kiêm kinh doanh dịch vụ vui chơi có thưởng cho người nước ngoài của Silver Shores.

Trước đó, Silver Shores cũng xin đầu tư dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước, ở vị trí gần cửa sông Hàn. Dự án này đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt chi tiết quy hoạch chi tiết vào ngày 5/3/2014. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị không cấp phép cho các hoạt động trên không như bay mô hình, dù bay, thả khinh khí cầu, thả diều, thả bóng bay... 

Ngoài các dự án này, Silver Shores còn xin làm 2 dự án cũng rất đáng ngờ là dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý tại khu vực bán đảo Sơn Trà; và dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Thoại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang). Đối với dự án tàu lặn đáy kính san hô, sau nhiều ý kiến phản đối tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng mở rộng ngày 28/11/2014, Silver Shores cho biết không có ý định đầu tư loại hình này nữa. Còn với dự án “Chuyên canh rau sạch”, cũng trong hội nghị Thành ủy mở rộng, nhiều ý kiến cho rằng không nên cấp phép cho dự án này bởi  nhiều lý do liên quan đến quốc phòng. Tinh vi hơn, trong dự án này, Silver Shores không đứng tên, mà đứng tên là 3 cá nhân người Việt với lý do “cung cấp rau sạch cho Crowne Plaza” – là khu resort của Silver Shores. Về dự án này, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã có phản hồi rằng đây là “dự án ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng trong khu vực phòng thủ, đề nghị UBND TP Đà Nẵng cho dừng triển khai”. 

Ngoài một loạt các sai phạm và những dự án đáng ngờ, nhạy cảm kể trên, Silver Shores còn có vốn tại dự án World Shine – dự án nhạy cảm trên đèo Hải Vân mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dừng lại năm 2014. 

Câu hỏi đặt ra là sau hàng loạt sai phạm, và bất cứ dự án nào được triển khai cũng đều ở vị trí nhạy cảm, thậm chí dự án góp vốn cũng thế. Vậy việc xin đưa 300 lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng liệu có phải do “lao động trong nước không đáp ứng được yêu cầu” không, hay là còn một mục đích nào khác?

Thanh Hiếu