Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng

19:03 | 25/10/2022

1,470 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 25/10, tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Trường Đại học Điện lực và Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức diễn đàn “Tiết kiệm năng lượng: Từ hoạch định chính sách quốc gia đến hành động thực tế”.

Tham dự diễn đàn có ông Đặng Hải Dũng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam; TS. Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực; Nhà báo Nguyên Long, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng hơn 200 sinh viên Trường Đại học Điện lực.

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
Các diễn giả tham dự diễn đàn

Diễn đàn tổ chức với mục đích chia sẻ, thông tin tới toàn thể cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ - các em sinh viên Đại học Điện lực Hà Nội về các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện nói riêng cũng như việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói chung. Qua đó, từ hành động thực tiễn được triển khai trong thời gian qua; cần làm gì để việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tiết kiệm là giải pháp hàng đầu cho an ninh năng lượng

Phát biểu tại diễn đàn, ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng cho biết, an ninh năng lượng có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống hàng ngày. Xung đột giữa Nga - Ukraine đã trực tiếp ảnh hưởng đến giá năng lượng, làm phát tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Việc tiết kiệm năng lượng đã được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ 2011 tập trung vào các cơ sở, DN sử dụng năng lượng quy mô lớn.

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
Ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương)

Liên quan các chính sách về năng lượng, thời gian qua Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 79 - ngày 14/4/2006 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 - 2015; Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/03/2019 - Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 -2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…”.

Đặc biệt, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành hơn 10 năm đã hình thành một hệ thống văn bản gồm các nghị định, thông tư, quyết định… liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định các định mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu cho trên 20 loại sản phẩm là các thiết bị công nghiệp, gia dụng, phương tiện...

Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam, Nghị định 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là văn bản pháp lý quan trọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống ở cấp quốc gia. Đồng thời, đây là cũng dấu mốc đầu tiên để hình thành ngành công nghiệp về tiết kiệm năng lượng, sau đó chúng ta có Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các chương trình này đã cụ thể hóa tất cả các hoạt động về tiết kiệm năng lượng trên phạm vi cả nước.

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
Ông Nguyễn Đình Hiệp, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam

Trả lời câu hỏi của Nhà báo Nguyên Long vì sao tại các văn bản pháp luật lại quy định mức năng lượng phải tiết kiệm, ông Đặng Hải Dũng cho biết, Việt Nam hay nhiều quốc gia khác đã có những quy định nhập khẩu các mặt hàng, nhiên liệu vào thị trường phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường, giảm CO2 trên từng sản phẩm, phải sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất... chúng ta phải tuân thủ các quy định của thị trường quốc tế.

Thác thức về công nghệ và nguồn nhân lực

Theo TS Dương Trung Kiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Việt Nam là rất lớn, do công nghệ của chúng ta còn thấp, nên chúng ta cải thiện cái gì ai hướng dẫn và tiền đâu để làm?

“Bài toán ở đây là nguồn nhân lực, thời điểm này nguồn nhân lực về tư vấn của chúng ta chưa tốt cho nên công tác tư vấn và kết quả đạt được chưa cao khi áp dụng các giải pháp được tư vấn. Muốn có một đội ngũ đủ trình độ, tâm huyết để triển khai các mục tiêu thì cần phải có giải pháp cụ thể. Đây là bài toán khó mà chúng ta cũng cần phải cải tiến”, TS Kiên cho hay.

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
Sinh viên trường ĐH Điện lực tham dự diễn đàn

Cùng quan điểm, ông Đặng Hải Dũng cho rằng trước hết là liên quan đến quản lý nhà nước, nguồn nhân lực của chúng ta còn hạn chế, đặc biệt các em sinh viên đang ngồi đây, trong khi chúng ta đang có 52 quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, nên các em sinh viên phải nắm và chủ động trang bị về vấn đề này như: các tòa nhà, lò hơi, thiết bị công nghiệp…. thì tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với các loại hình này như thế nào? Do vậy chất lượng đào tạo phải được chuẩn hóa ở mức khu vực và quốc tế.

Cũng theo ông Dũng, một vấn đề nữa cần quan tâm khi sửa Luật và quản lý nhà nước cần tất cả các bộ ngành liên quan phải tăng cường phân cấp, phân quyền; các cơ sở sử dụng năng lượng trong tất cả các lĩnh vực phải thực thi đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn các quy định của pháp luật về tiết kiệm năng lượng

Giải pháp để tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả

Chủ tịch Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cũng đề cập, hiện mới có hơn 3.000 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (chiếm khoảng 38% tổng năng lượng toàn xã hội) bắt buộc phải thực hiện tiết kiệm năng lượng, còn lại vẫn thuộc cơ chế khuyến khích. Do đó cần hướng đến quy định mở rộng tỷ lệ đối tượng bắt buộc phải thực hiện tiết kiệm lên 75-80% mức năng lượng của toàn xã hội.

“Thêm vào đó chúng ta bổ sung thêm các sản phẩm phải dán nhãn năng lượng, tuy nhiên các sản phẩm dán nhãn càng nhiều sao chi phí lại càng đắt, nên chúng ta cần có thời gian để người dân làm quen và điều chỉnh dần hành vi sử dụng các thiết bị điện và điện của mình”, ông Nguyễn Đình Hiệp khuyến nghị.

Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
TS. Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực
Hành động thực tế để đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng
Các diễn giả và các sinh viên trường Đại học Điện lực tham dự diễn đàn

Theo TS. Dương Trung Kiên, giải pháp thời gian tới thì công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cải tạo dây chuyền công nghệ, đầu tư các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng tới sản xuất sạch, xanh là cần thiết và phù hợp.

Ông Đặng Hải Dũng chia sẻ, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. “Chúng tôi đã có những đề xuất để đưa cơ chế hỗ trợ về tiết kiệm năng lượng, trong đó có cơ cế ưu đãi về thuế, tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng trong việc sửa đổi Luật cũng như thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm năng lượng để thúc đẩy đầu tư các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

Minh Châu