Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hà Nội: Hơn 200 hộ dân "ngóng" nước sạch

06:45 | 13/04/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
Hơn 200 hộ dân sinh sống tại khu đất Khu đất dịch vụ 6,9 ha xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đóng đủ tiền để xây dựng hạ tầng nhưng đến nay vẫn chưa được dùng nước sạch.
Hà Nội phấn đấu 100% người dân khu vực nông thôn được cấp nước sạch trong năm 2024Hà Nội phấn đấu 100% người dân khu vực nông thôn được cấp nước sạch trong năm 2024
Giải pháp nước sạch toàn cầu: Ứng dụng năng lượng mặt trời trong lọc nước biểnGiải pháp nước sạch toàn cầu: Ứng dụng năng lượng mặt trời trong lọc nước biển

5 năm mòn mỏi chờ nước sạch

Trao đổi với phóng viên, ông Đàm Phú Hợi (65 tuổi, người dân sinh sống tại khu đất dịch vụ 6,9 ha xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) cho biết, gia đình sinh sống tại khu đất này đã 5 năm vẫn chưa có nước sạch để sử dụng mà phải sử dụng nhờ ở khu dân cư bên cạnh. Một số hộ dân tại khi đất này không có người người quen thì họ đành phải khoan giếng để sử dụng.

“Giếng được khoan với độ sâu 80m nhưng nước khi bơm lên người dân phải tự xây bể chứa và mua máy lọc nước. Mặc dù đã qua 3 lần lọc nhưng nước vẫn vàng đục và có mùi tanh. Dẫu biết nguồn nước không đảm bảo nhưng người dân vẫn phải chấp nhận sử dụng vì không còn lựa chọn nào khác” - ông Hợi cho biết.

Để có nguồn nước sử dụng tạm thời, gia đình chị Lan An (người dân sinh sống tại khu dất dịch vụ 6,9ha) đã phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng để tắm giặt, bỏ tiền mua 38.000 đồng/khối nước sạch để nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.
Để có nguồn nước sử dụng tạm thời, gia đình chị Lan Anh (người dân sinh sống tại khu dất dịch vụ 6,9ha) đã phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng để tắm giặt, bỏ tiền mua 38.000 đồng/khối nước sạch để nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

Tương tự, gia đình chị Trần Thị Lan Anh, người dân sinh sống tại khu đất này tích cóp xây được một ngôi nhà 4 tầng đẹp và khang trang nhưng cũng không ở nổi vì không có nước sạch dùng.

Chị Lan Anh cho biết, lo sợ cho sức khỏe của gia đình, các hộ dân đã liên hệ với các nhà dân trong làng để mua nước sạch nhưng không phải nhà nào cũng có thể kéo được nước về nhà, nhất là những hộ ở xa nhà dân.

Các hộ dân xin kéo đường ống từ khu dân cư cạnh đó để dùng nước sạch
Các hộ dân xin kéo đường ống từ khu dân cư cạnh đó để dùng nước sạch.

“Một nhà nhờ kéo được nước sạch từ khu dân cư gần đó, sau đó hàng xóm lại nhờ nhau, cứ khoảng 10 hộ dân nhờ đấu nối chung như thế thì người dân sẽ phải chịu thêm số nước thất thoát ở phần còn lại lên tới 40 - 50 nghìn/ khối nước. Riêng nhà tôi cứ trung bình 1 tháng phải trả từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng tiền nước sạch”, chị Lan Anh cho biết.

Ngoài ra gia đình chị cũng phải khoan giếng để sử dụng làm nước sinh hoạt, nguồn nước giếng khoan nhà chị có đỡ đục hơn các nhà xung quanh nhưng không hiểu sao sau vài tiếng bơm ra lại nổi váng.

Nước giếng khoan khi bơm lên được lọc qua rây 3 lần nhưng vẫn đục ngầu
Nước giếng khoan khi bơm lên được lọc qua rây 3 lần nhưng vẫn đục ngầu

Theo một số hộ dân ở đây, khi nhận đất dịch vụ, nước không có, hạ tầng thì chưa hoàn thiện. Dân phản ánh lên chính quyền xã thì họ đẩy lên huyện, dân đem bức xúc lên UBND huyện Hoài Đức thì chính quyền không trả lời.

Được biết, muốn có nước để dùng, nhiều hộ dân phải dùng chung công tơ nước, khiến giá nước tăng 3- 4 lần, thậm chí một số hộ dân phải đi mua nước sạch ở ngoài.

Do thiếu nguồn nước sạch trầm trọng, các hộ dân hằng tuần phải bỏ tiền mua từng xô, téc nước chung với giá 2 triệu đồng/téc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nấu ăn.
Do thiếu nguồn nước sạch trầm trọng, các hộ dân hằng tuần phải bỏ tiền mua từng xô, téc nước chung với giá 2 triệu đồng/téc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nấu ăn.

Người dân thông tin, một tét nước họ mua ở ngoài chở về tận nhà với mức giá 1,2 triệu – 1,6 triệu đồng, tương đương với 7 khối nước. Nếu vào mùa hè cao điểm, giá nước lên tới 2 triệu đồng/ téc nước. Theo tính toán, với mức giá như vậy người dân mua nước sạch ở ngoài để sử dụng sẽ phải trả với mức giá gấp 10 lần so với giá nước sạch hiện nay.

Còn vướng mắc về thủ tục pháp lý

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Canh, huyện Hoài Đức cho biết: Trên địa bàn xã Vân Canh, hiện có 6 khu xây dựng dịch vụ hạ tầng, theo quy định của tỉnh Hà Tây cũ bà con đóng góp 810.000 đồng/m2 (ví dụ như đường, điện, vỉa hè, cây xanh…) trong khi để đủ tiền làm hạ tầng thì phải 3 - 4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, phần nước sạch lại không có trong diện đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Ông Đông nói thêm, chủ đầu tư tất cả các khu đất dịch vụ trên địa bàn xã Vân Canh là UBND huyện Hoài Đức, nhưng bây giờ đã chuyển sang xã hội hóa.

Đơn vị cung cấp nước sạch chỉ có trách nhiệm cấp nước đến tường rào của dự án. Còn trong khu đất dịch vụ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án. UBND xã cũng đã nhiều lần xin ý kiến nhưng bắt buộc phải dùng vốn xã hội hóa, vì thế đến nay vẫn phải đợi.

Những ngôi nhà tiền tỷ tại khu đất dịch vụ 6,9ha xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) đã xây dựng xong nhưng không vào ở vì vì chưa có nguồn nước sạch tập trung
Những ngôi nhà tiền tỷ tại khu đất dịch vụ 6,9ha xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) đã xây dựng xong nhưng không vào ở vì chưa có nguồn nước sạch tập trung.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, huyện đã có rất nhiều báo cáo gửi thành phố và các sở, ngành để kiến nghị và cũng đề nghị các công ty cấp nước sạch như Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội ở trên địa bàn Hà Nội sẽ đầu tư mạng lưới để sớm có nước sạch. Đối với các đơn vị không thể đầu tư được, huyện cũng mong muốn thành phố sẽ tháo gỡ và cho phép huyện đầu tư công để từng bước hoàn thiện hạ tầng.

Được biết, huyện Hoài Đức đang có 46 dự án đất dịch vụ với diện tích trên 210 ha đang trong tình trạng tương tự và vẫn chưa được các nhà đầu tư cấp nước triển khai với lý do gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý và chưa thu xếp được nguồn vốn.

Chưa biết kế hoạch đến bao giờ được chủ đầu tư và chính quyền huyện Hoài Đức lập xong, chỉ biết hàng trăm hộ dân đang phải gồng mình gánh chịu cơn “khát” nước khi mùa hè sắp tới gần.

P.V

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan