Hà Lan đạt thỏa thuận đóng cửa mỏ khí lớn nhất Liên minh châu Âu
Mỏ khí Groningen được khai thác từ năm 1963 |
Vào tháng 3/2018, chính phủ Hà Lan đã thông báo rằng từ nay đến năm 2030, nước này sẽ dừng khai thác mỏ khí Groningen, mỏ khí lớn nhất Liên minh châu Âu vì những hoạt động khai thác ở đây gây ra các trận động đất, đặc biệt ảnh hưởng đến nơi ở của người dân.
Hai ông lớn Shell và ExxonMobil đồng sở hữu 50% tập đoàn Nederlandse Aardolie Maatschapij (NAM). Liên doanh này đã khai thác mỏ khí Groningen kể từ năm 1963.
Bộ trưởng bộ Kinh tế Hà Lan Eric Wiebes nói rõ trong một thông báo: “Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Shell và ExxonMobil, trong đó các tập đoàn này thông báo sẽ không đòi hỏi bất kì điều gì liên quan tới lượng khí gas còn sót lại trong lòng đất khi ngừng việc khai thác”.
Bộ trưởng Wiebes cho biết thêm rằng sau khi mỏ khí Groningen đóng cửa, nó vẫn còn trữ khoảng 450 tỷ m3 gas, tương đương với 70 tỷ euro.
Cũng theo thỏa thuận, Shell và ExxonMobil vẫn phải tiếp tục chi trả cho những thiệt hại động đất cũng như gia cố những tòa nhà ở vùng Groningue.
Tập đoàn NAM cam kết sẽ đầu tư 500 triệu euro cho ngành kinh tế và trong việc cải thiện chất lượng đời sống ở vùng Groningue. Chính phủ Hà Lan cũng chi ra một khoảng tương ứng.
Vùng Groningue thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những cơn động đất do sự hình thành các bể khí trong quá trình khai thác khí gas, vốn ngày càng tăng lên từ những năm 1990. Những trận động đất này tuy nhỏ nhưng lại làm rung chuyển bề mặt đất, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, nông trại và các công trình lịch sử.
Tháng ba vừa qua, Thủ tướng Mark Rutte đã thông báo rằng Hà Lan sẽ giảm sản xuất khí đốt ở mỏ Groningue xuống 12 tỷ m3 vào năm 2022 và sẽ giảm con số này về đến 0 vào thập kỉ tới, trước năm 2030.
Nh.Thạch
AFP
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
EVNSPC thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội
-
Trạm biến áp 220kV Kon Tum được nâng công suất lên gấp đôi để đảm bảo điện cho khu vực