Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gợi ý nào cho Việt Nam?

08:22 | 15/06/2012

492 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau hai phiên thảo luận sôi nổi và thẳng thắn, Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2012 vừa kết thúc tại Quảng Trị đã gợi mở khá nhiều cho nền kinh tế được coi là có  bước tiến mạnh mẽ thời gian qua...

Lời kêu gọi minh bạch

Trong các báo cáo tham luận, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều nhiều ít nhắc đến tính minh bạch của nền kinh tế quốc gia chủ nhà. Ông Sanjay Kalra, Thường trú IMF tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực, chính sách của cả hệ thống chính trị Việt Nam trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái, đồng thời xây dựng lại cơ chế dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành tổ chức quốc tế, quỹ đầu tư, các định chế tài chính đều có chung nhận định: nguy cơ tổn thương vẫn chưa qua, Chính phủ Việt Nam không nên áp dụng các chính sách nới lỏng quá sớm, cũng như cần đẩy nhanh hơn những cải cách về mặt thông tin.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2012

Cụ thể hơn, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, sau khi nhận được bản giới thiệu tổng quan về môi trường đầu tư vào Việt Nam, đã đề nghị World Bank cập nhật thường xuyên hơn những thông tin và kế hoạch nhằm hỗ trợ tối đa các mục tiêu được đưa ra. Về cơ bản, thông số chung là nhà đầu tư cần được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và dễ dàng, để có thể sử dụng hiệu quả thời gian và nguồn lực. Đa số dại diện Phòng Thương mại công nghiệp Mỹ, EU, các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng, việc tăng cường tính minh bạch và kỹ năng quản trị là phương thức hiệu quả nhất trong phòng chống tham nhũng.

“Tình trạng thiếu hiệu quả kéo dài của nhiều doanh nghiệp Nhà nước và yếu kém của hệ thống ngân hàng thì các biện pháp kích thích kinh tế vô hình trung sẽ lại là nguồn nuôi dưỡng mô hình tăng trưởng kém hiệu quả, đi ngược lại mong muốn của Chính phủ trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh. Dù Chính phủ thông báo chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và khu vực tài chính hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng có lẽ điều còn thiếu ở đây là một lộ trình tái cơ cấu với một khung thời gian rõ ràng và một cơ chế giám sát hiệu quả quá trình thực hiện”, đại diện tổ chức JICA chia sẻ.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh vấn đề phòng chống tham nhũng. Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian qua Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của các nhà tài trợ của cộng đồng các nhà tài trợ thông qua các chương trình, dự án tăng cường năng lực, thể chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, phát triển môi trường bền vững. “Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ và mong các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho cho việc phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững. Việt Nam cam kết sử dụng nguồn vốn tài trợ một cách hiệu quả, minh bạch, đồng thời tích cực phòng chống tiêu cực, tham nhũng”.

Các đối tác phát triển và Chính phủ nhất trí rằng, hiện nay khi nền kinh tế vĩ mô đi vào ổn định, nên tập trung thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công; nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững trong đầu tư công là chìa khóa để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Lộ trình cải cách ngành ngân hàng và các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước nhận được sự quan tâm đông đảo nhất. Chính phủ cũng nhận thấy rằng những cải cách dự kiến sẽ tiến hành nhằm mục đích giúp hai hệ thống này đạt được tầm cạnh tranh quốc tế.

Tăng trưởng bền vững

Trong buổi thảo luận trước thềm Hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% trong năm 2012 là rất khó có thể thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn không có ý định thay đổi mục tiêu trên, bởi dư địa cho năm 2012 còn khá dài. Theo thống kê chưa đầy đủ, tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8% trong năm 2010 xuống còn 5,9% trong năm 2011 và tiếp tục giảm xuống mức 4% trong quý I/2012. Lạm phát (so với cùng kỳ) đã giảm trong 9 tháng liên tiếp – từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5/2012.

“Khi những thành quả của quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mới chỉ ở bước đầu và còn khá mong manh, Chính phủ nên có những bước đi thận trọng tránh điều chỉnh nới lỏng chính sách quá sớm”, Giám đốc World Bank tại Việt Nam Victoria Kwakwa nhận định. “Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô kể cả trong trường hợp có tập trung hơn vào tăng trưởng. Ảnh hưởng tiêu cực từ việc kiểm soát lạm phát, đặc biệt lên các doanh nghiệp và việc làm cần được giải quyết. Trong lúc tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế, Chính phủ cũng nên hướng chi tiêu vào hỗ trợ người nghèo”.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, những vấn đề ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới việc áp dụng chính sách và hướng dẫn của trung ương đối với giảm nghèo bền vững và giảm nhẹ thiên tai chính là đưa ra những kiến nghị bổ sung cho các chính sách, hướng dẫn cấp Trung ương và việc áp dụng của cấp tỉnh, các đề xuất nhằm tăng cường sự phối hợp, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ trong hoạt động của các địa phương về giảm nghèo bền vững và giảm nhẹ thiên tai.

Cụ thể, các nhà tư vấn xác định Chính phủ Việt Nam cần có chương trình xây dựng các hướng tiếp cận sáng tạo hơn trong việc giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như giải quyết nhu cầu của nhóm cận nghèo đang tăng nhanh. Các đại biểu cũng lưu ý việc cần cấp thiết giải quyết các vấn đề về đất đai, đặc biệt đảm bảo việc tiếp cận đất đai cho nông dân quy mô nhỏ. Đại diện của Oxfam và AusAID chia sẻ những bài học và kinh nghiệm về cách tiếp cận khác nhau trong việc quản lý rủi ro thiên tai từ các dự án của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Các khuyến nghị bao gồm, sự tham gia của chính người dân địa phương, trong đó chú trọng vấn đề giới và vai trò của khu vực tư nhân, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tỉnh, sự điều phối của tất cả các bên liên quan, lồng ghép đánh giá rủi ro vào việc lên kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trong công tác phòng chống thiên tai, lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương và tầm quan trọng của nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền giáo dục.

Đa số các đối tác đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thay đổi từ cách tiếp cận ngắn hạn chuyển sang tập trung vào các thách thức quản lý và phòng ngừa rủi ro trung hạn. Với độ trễ giữa chính sách và kết quả dự kiến thường từ 3-4 tháng, tác động của nới lỏng chính sách có thể tạo thêm tăng trưởng nhưng cũng sẽ kéo theo lạm phát trở lại vào cuối quý III năm nay. Khi nợ công đạt tới ngưỡng thì dư địa cho chính sách tài khóa trong năm nay sẽ không còn nhiều so với bối cảnh năm 2009.

Hữu Tùng

Năng lượng Mới số 128, ra thứ Ba ngày 12/6/2012