Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giới văn phòng đua nhau đi buôn dịp Tết, "hốt bạc" từ nghề tay ngang

15:10 | 02/01/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Tranh thủ dịp Tết, giới văn phòng đổ xô, rủ nhau đi buôn đặc sản các vùng miền. Nhờ buôn khéo, nhiều người còn "hốt bạc", kiếm lãi đậm từ nghề tay ngang.

Những tháng cận Tết âm lịch, chị Mai Hoa - nhân viên văn phòng ở Kim Mã (Hà Nội) lại tấp nập đi giao thịt trâu gác bếp cho khách. Trung bình mỗi ngày, chị bán ra thị trường 8 kg - 10 kg; trừ hết chi phí, công vận chuyển, chị cũng bỏ túi tiền triệu.

"Quê tôi ở Sơn La, nơi có món thịt trâu gác bếp nổi tiếng. Thế nên, tháng nào, tôi cũng nhập hàng từ quê mang xuống Thủ đô bán kiếm lời. Chỉ riêng mùa Tết năm ngoái, tôi phải bán được 150 kg - 200 kg" - chị kể.

Giới văn phòng đua nhau đi buôn dịp Tết, hốt bạc từ nghề tay ngang - 1
Món thịt trâu gác bếp được bảo quản cẩn thận để tránh ẩm mốc

Để có nguồn cung phong phú, chị Hoa phải làm việc với xưởng, đặt hàng trước từ 2 - 3 tháng. Sau khi làm xong, xưởng sẽ phụ trách vận chuyển, giao tới tận nhà và chị chỉ cần thanh toán tiền.

"Do chỉ là nghề tay ngang nên tôi chủ yếu là bán cho người quen, đồng nghiệp hay bạn bè, chứ không ôm nhiều bán sỉ. Bởi nhìn thì dễ, làm rồi mới biết là khó, như khâu đi giao hàng cũng là mệt bở hơi tai" - chị nói.

Thế nên, chị Hoa thường phải tranh thủ thời gian nghỉ trưa, chiều tan ca sớm về giao hàng. Nhiều hôm, chị còn phải huy động cả gia đình cùng đóng gói, cùng vận chuyển đồ cho khách.

Giới văn phòng đua nhau đi buôn dịp Tết, hốt bạc từ nghề tay ngang - 2
Nhiều chị em công sở tranh thủ kiếm thêm dịp Tết

Tương tự, anh Minh Hoàng (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng tấp nập đi buôn trà phục vụ nhu cầu uống Tết. Theo tiết lộ, số tiền lãi mà anh kiếm được, tính ra còn gấp lương thưởng 2 - 3 lần. Do gia đình có nguồn cung sẵn nên anh chỉ việc lấy trà xuống Hà Nội bán, nếu bán không hết, anh có thể gửi, trả hàng quay đầu.

"Tính trung bình, mỗi cân trà là tôi lãi 50.000 đồng - 100.000 đồng, ngày nào nhiều, tôi có thể kiếm được 1 triệu - 2 triệu đồng. Đây là hàng khô nên không mất công bảo quản nhiều. Hàng chỉ cần chất lượng tốt, mẫu mã đẹp là khách thích mê" - anh tâm sự.

Do đã có kinh nghiệm bán hàng Tết được 5 năm, anh Hoàng thuê hẳn 1 shipper chuyên chở hàng cho khách. Và tiền công sẽ tính theo quãng đường và số lượng đơn giao trong ngày.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp, khách yêu cầu anh phải đích thân đến giao. Bởi những lô hàng này thường có giá trị lớn, cần phải bóc tem, mở niêm phong trước khi nhận, mà việc này shipper không thể đảm nhiệm.

Do đó, để thuận tiện cho cả người bán và người mua, anh Hoàng thường phải xếp lịch bán hàng khoa học và chi tiết cho từng ngày. Bởi hiện nay, việc bán hàng với anh chỉ là phụ, còn việc chính vẫn là đến cơ quan đi làm.

Như nhóm bạn của chị Hà Trang (Long Biên, Hà Nội) còn rủ nhau góp vốn mở bán giỏ quà Tết trên chợ mạng. Tất cả công việc, nhiệm vụ sẽ được chia đều cho từng thành viên trong nhóm, như ai mua hàng, ai đóng giỏ, ai phân phối, vận chuyển và làm marketing.

"Như Tết năm ngoái, nhóm tôi thu về 150 triệu đồng tiền lãi, chia ra, mỗi người có 30 triệu đồng mang về. Lý do lãi cao là chúng tôi thường nhập hàng tận gốc, bán tận ngọn nên không mất chi phí trung gian" - chị cho hay.

Theo Dân trí