Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng: Vẫn chưa xứng tầm

11:49 | 20/02/2014

564 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Ngày 19/2/2014, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường, tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống, Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết, tìm hiểu truyên truyền nâng cao nhận thức về “Tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng - Loại bỏ bóng đèn sợi đốt để bảo vệ môi trường” năm 2013.

Ban tổ chức đã nhận được hơn 100 tác phẩm báo chí tham dự gồm nhiều thể loại như báo in, báo điện tử, báo ảnh… Ban Chung khảo đã quyết định trao giải cho 20 tác phẩm gồm 1 giải A, 4 giải B, 8 giải C và 7 giải khuyến khích. Ban tổ chức cũng trao giải cho sinh viên Học viện An ninh về các tác phẩm dự thi về tập thể có sống lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất.

Tác giả Lê Công, tạp chí Ánh sáng & Cuộc sống đoạn giải A của cuộc thi.

Tuy nhiên, theo chúng tôi đánh giá thì cuộc thi vẫn chưa xứng tầm với những mục tiêu được đề ra, cách thức thực hiện vẫn theo lề lối cũ nên hiệu quả thực sự chưa cao.

Đầu tiên, cuộc thi đặt ra mục tiêu, đối tượng, địa bàn dự thi quá rộng. Mục tiêu của cuộc thi là “nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí” có nội dung “tuyên truyền nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng - Loại bỏ bóng đèn sợi đốt để bảo vệ môi trường”. Đối tượng dự thi thì quá rộng với 9 đối tượng được liệt kê từ cán bộ, phóng viên, đến cả... nông dân, nhà khoa học… Địa bàn triển khai thì khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Trong khi đó, thể loại báo chí, thời gian nhận tác phẩm thì lại làm theo kiểu “mua dây buộc mình”. Điển hình là thời gian từ khi phát động đến khi chấm dứt nhận bài thi chỉ bó gọn trong chưa đầy 3 tháng (từ ngày 01/10/2013 – 15/12/2013), và chỉ nhận các tác phẩm được các đơn vị báo chí, truyền thông thực hiện trong thời gian trên. Hơn thế nữa, việc hạn chế thể loại dự thi gói gọn trong báo in vào báo điện tử chính là việc hạn chế tuyên truyền. Bởi trong thực tế, việc tuyên truyền tiết kiệm điện được các Tổng công ty điện lực như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… thực hiện từ cách đây hơn 5 năm với các phương thức tuyên truyền rất phong phú và linh hoạt.

Trong lễ trao giải, TS Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó trưởng Ban Tổ chức đã thẳng thắn nhìn nhận mặc dù có những thiếu khuyết về thời gian tổ chức, thể loại báo chí trong cuộc thi, nhưng với hơn 100 tác phẩm dự thi là sự thành công “may mắn”.

Rõ ràng, ở đây có một sự bất cập giữa “cuộc thi nghiệp vụ báo chí” với một chiến dịch vận động tuyên truyền. Đây là hai vấn đề có nội dung hoàn toàn khác biệt với nhau, nếu cứ cố tình trộn lẫn sẽ trở thành mớ “bòng bong” khiến cả người tham dự lẫn không tham dự chẳng biết đâu mà lần. Có thể nói, cách làm này là theo lề lối cũ, theo kiểu “há miệng chờ sung”. Cứ phát động rồi ngồi chờ, cuối cùng là trao giải và phán xét. Trong khi đó, Ban Tổ chức các giải thưởng quốc tế thường tự tìm kiếm, đánh giá các bài viết, phóng sự… phù hợp với tiêu chí cuộc thi của mình để trao giải.    

Mong rằng nếu còn tiếp tục hoặc được trở thành một giải báo chí có tính thường niên, Ban Tổ chức nên cân nhắc kỹ càng hơn từ cách thức, thể lệ cuộc thi để thực sự trở thành sân chơi cho các phóng viên tuyên truyền tiết kiệm năng lượng, hoặc trở thành một cuộc vận động tuyên truyền mở rộng ra toàn bộ các đối tượng trong xã hội với mục đích tuyên truyền tiết kiệm năng lượng. Như vậy, chắc chắn cuộc thi sẽ tạo được tiếng vang trong xã hội, hoàn thành những mục tiêu và kỳ vọng được đặt ra trong chiến lược tiết kiệm năng lượng của Chính phủ.

Tùng Dương