Giá vàng hôm nay (23/2): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Ảnh minh họa |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/2, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 2026,72 USD/ounce, giảm 1,46 USD so với cùng thời điểm ngày 22/2.
Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 58,29 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 18,51 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 4/2024 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 2036 USD/ounce, tăng 5,3 USD trong phiên và giảm 2 USD so với cùng thời điểm ngày 22/2.
Giá vàng thế giới hôm nay (23/2) giảm khi chỉ số đô la phục hồi và thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức tăng tốt.
Các nhà phân tích hàng hóa tại ANZ lưu ý rằng trong hai năm qua, ngân hàng trung ương đã đẩy mạnh việc mua vàng vì thị phần của họ trong nhu cầu toàn cầu đã tăng gấp ba lần, chiếm từ 25% đến 30%.
Mặc dù tốc độ mua có thể chậm lại so với tốc độ kỷ lục hiện tại, ngân hàng Australia dự đoán nhu cầu của ngân hàng trung ương sẽ vẫn là yếu tố chi phối thị trường vàng trong ít nhất 6 năm tới.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự bất ổn địa chính trị gia tăng, rủi ro kinh tế ngày càng tăng và áp lực lạm phát gia tăng là những yếu tố chính sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương; tuy nhiên, ANZ cũng nhận định rằng có một lý do thực tế đằng sau nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương chính là khi các Chính phủ cố gắng đa dạng hóa việc nắm giữ trái phiếu của họ.
Theo các nhà phân tích, Kho bạc Mỹ chiếm khoảng 59% tổng dự trữ ngoại tệ được phân bổ trên toàn cầu. Tuy nhiên, giá trái phiếu đã giảm trong hai trở lại đây khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong 40 năm qua.
Theo công cụ CME Fed Watch, các thị trường hiện đang định giá 72% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Môi trường lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của việc nắm giữ vàng thỏi.
Đồng thời, lợi suất trái phiếu cao hơn đã đẩy đồng đô la Mỹ lên cao hơn, khiến các quốc gia phải trả giá đắt hơn khi trả các khoản nợ chủ yếu bằng đô la.
Dữ liệu PMI đầu tháng 2 cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng vào giữa quý đầu tiên, với mức tăng trưởng GDP hàng năm ở khu vực là 2%.
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence cho biết: “Mặc dù tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ giảm nhẹ nhưng ngành sản xuất vẫn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với sản lượng của nhà máy tăng vđạt tốc độ nhanh nhất trong 10 tháng”.
Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành dịch vụ của Mỹ đã giảm nhẹ do niềm tin vào triển vọng năm tới của các nhà cung cấp dịch vụ, một phần phản ánh sự sụt giảm về mức độ lãi suất dự kiến sẽ giảm vào năm 2024.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/2, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 76,8-79 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.100.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 22/2.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 76,75-78,95 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.100.000 đồng ở cả chiều mua và ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 22/2.
Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 76,9-78.9 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng 1.000.000 đồng ở chiều mua và tăng 950.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 22/2.
Giá vàng hôm nay (20/2): Đồng loạt giảm |
Tin tức kinh tế ngày 20/2: Tăng trưởng tín dụng giảm 0,6% trong tháng đầu năm |
Giá vàng hôm nay (21/2): Bất ngờ tăng mạnh |
Giá vàng hôm nay (22/2): Tăng nhẹ |
Minh Đức
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
-
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương