Giá dầu thế giới 19/9: Giá dầu đồng loạt tăng mạnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Ảnh minh họa. |
Theo ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe vào lúc 20:15:21 giờ CT ngày 18/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2018 đứng ở mức 69,71 USD/Ounce, giảm 14 cent/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với lúc 20:26:21 giờ CT ngày 17/9, giá dầu WTI đã tăng tới 86 cent/thùng.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 11/2018 đứng ở mức 78,79 USD/thùng, giảm 24 cent trong phiên. Nhưng nếu so với thời điểm 20:26:21 giờ CT ngày 17/9, giá dầu brent tăng 1,12 USD/thùng.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ 19/9, theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 69,40 USD/thùng và cao nhất là 69,46 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 69,44 USD/thùng, tăng 1,33%.
Với dầu brent, đầu giờ 19/9, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 78,43 USD/thùng và cao nhất là 78,50 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 78,54 USD/thùng, tăng 1,17%.
Giá dầu thế giới tăng trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung dầu trên toàn cầu lên cao. Trong một động thái mới nhất, giới chức Saudi Arabia đã tuyên bố hài lòng với mức giá hiện tại khi mà lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran sắp có hiệu lực. Điều này được dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất dầu toàn cầu.
Một yếu tố khác, theo những công bố gần đây thì dự trữ dầu tại Mỹ tiếp tục có tuần thứ 5 giảm liên tiếp. Trước đó, hồi tháng 6/2018, OPEC cũng đã phát đi thông tin các nước thành viên và một số nước liên minh đã đồng ý giảm sản lượng khoảng 1 triệu USD/ngày nhằm duy trì trạng thái cân bằng cung – cầu trên thị trường.
Trong khi đó, những lo ngại về việc giảm nhu cầu dầu trên toàn cầu do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang đã không nghiêm trọng như những dự báo trước đó. Bằng chứng là trong ngày hôm qua (18/9), khi cả Mỹ và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố áp thuế lên hàng hóa của nhau, thị trường chứng khoán châu Á đã có phiên tăng điểm ấn tượng. Cụ thể: Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD, còn chỉ số Topix tăng 1,81% lên 1.759,88 USD; chỉ số Kospi (Hàn Quốc) tăng 0,26%, kết thúc phiên ở mức 2.308,98 USD… Đặc biệt, tại Trung Quốc, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm gần đây, lúc 15 giờ 30 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, chỉ số Hang Seng đã tăng 0,6%; chỉ số Shanghai Composite tăng 1,82% và chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,976%.
Hà Lê
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành ngày 7/11
-
Giá dầu hôm nay (6/11): Dầu thô giảm trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/11: Giá dầu thế giới chờ tin bầu cử Mỹ
-
Giá dầu hôm nay (5/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế ngày 5/11: Giá dầu chịu tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
Kế hoạch của OPEC+ bị đảo lộn khi Big Oil thúc đẩy sản lượng
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành ngày 7/11
-
Giá dầu hôm nay (6/11): Dầu thô giảm trong phiên
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 6/11: Giá dầu thế giới chờ tin bầu cử Mỹ
-
Giá dầu hôm nay (5/11): Dầu thô ổn định trong phiên