Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giá dầu tăng - Ai lợi, ai thiệt?

09:12 | 16/10/2018

732 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá 1 thùng dầu đã tăng gần gấp 3 lần kể từ đầu năm 2016 đến nay và đang tiến gần ngưỡng 100 USD/thùng. Kết quả là, Tổng thống Mỹ đang tấn công OPEC và các ngành công nghiệp bắt đầu phàn nàn. Giá dầu tăng, ai được lợi và ai bị thiệt?  

Hầu hết các đối tượng tham gia thị trường đều chia sẻ một quan điểm: Giá dầu tăng từ khi Mỹ phục hồi lệnh trừng phạt Iran vào ngày 7/8/2018. “Mặc dù nguồn cung tăng, đặc biệt ở Mỹ, nhưng giá vẫn có nguy cơ tiếp tục leo thang vì không ai dám mua dầu của Iran do sợ bị trừng phạt” - Abishek Deshpande, nhà phân tích tại JPMorgan cho biết.

Sự bất ổn chính trị càng làm cho giá dầu tăng mạnh hơn khi dự trữ dầu thô toàn cầu giảm đáng kể khi OPEC và các đối tác, trong đó có Nga, thỏa thuận hạn chế sản xuất từ đầu năm 2017.

Bob Dudley - ông chủ của tập đoàn khổng lồ Anh BP - ngày 10/10/2018 thú nhận, ông không dám chắc mức giá 85 USD/thùng (mức hiện tại của dầu Brent, chuẩn dầu thô châu Âu) sẽ được duy trì. “Giá có thể đi lên hoặc xuống, chỉ cần một quyết định hoặc thông báo cũng có thể thay đổi giá dầu”, ông Bob Dudley nói.

Patrick Pouyanné - CEO của Total - nói tại một hội nghị ở London ngày 10/10/2018: Thị trường dầu hiện không cần cung cấp thêm và sự bất ổn giá hiện nay là do các quyết định chính trị. Giá dầu tăng lên với mỗi dòng Tweet của Tổng thống Donald Trump chống lại OPEC.

gia dau tang ai loi ai thiet
Giá dầu tăng trong những tháng gần đây

Giá dầu đang tăng quá nóng, đe dọa tới sự phát triển của một số nền kinh tế như Ấn Độ và có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” trong quý IV/2019, Giám đốc IEA Fatih Birol cảnh báo ngày 9/10/2018. Theo ông Birol, nạn nhân đầu tiên của việc dầu tăng giá trên 100 USD/thùng là các nền kinh tế châu Á.

Ấn Độ, một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đang phải chịu mức giá tăng cao. “Thâm hụt tài chính của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi, trong khi đồng nội tệ của Ấn Độ lại đang mất giá. Điều này càng làm cho nhập khẩu dầu của Ấn Độ đắt hơn” - ông Birol cảnh báo.

Ngược lại, tác động của giá nhiên liệu ở mức cao tới các nền kinh tế giàu có không quá nhiều, theo các nhà phân tích tại Capital Economics. “Với một thùng hơn 100 USD trong suốt năm 2019, người tiêu dùng ở các nước phát triển sẽ chỉ phải trả thêm 0,3% chi phí năng lượng so với năm 2018”, theo Capital Economics.

Dầu tăng giá sẽ đè nặng lên nền kinh tế, bởi giá dầu tăng cao đang làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng.

Tuy vậy, các nhà sản xuất vẫn thận trọng về những lợi ích thu được từ giá cả tăng cao. Chẳng hạn, lãnh đạo của Total và BP đã từ chối tăng dự án và đầu tư. “Việc tăng giá không nhất thiết là tin tốt cho các nhà sản xuất”, ông Pouyanné cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV vào cuối tháng 9/2018, đồng thời lưu ý rằng, giá dầu quá đắt sẽ thúc đẩy đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế.

Nhiều nhà phân tích khẳng định: Người được lợi từ dầu tăng giá cho đến nay là các cổ đông của những tập đoàn dầu lớn. Vào cuối tháng 7/2018, BP đã tăng cổ tức lần đầu tiên sau 4 năm.

Đối với các nước sản xuất, các nhà phân tích của JPMorgan chỉ ra rằng, các nền kinh tế như Nga, Brazil và Mexico đang bị ảnh hưởng từ sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu và căng thẳng thương mại, nên họ không tận dụng được lợi thế của việc dầu tăng giá. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu lớn như Arập Xêút lại được lợi khi thu về ngoại tệ lớn hơn.

“Nếu như giá dầu tăng thường làm các nhà sản xuất vui vẻ, thì tốc độ tăng giá gần đây có thể ảnh hưởng tới mức cầu. Những nước nhập khẩu sẽ tiếp tục chịu đựng, nhưng nền kinh tế của các nước xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu tăng cao” - Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo.

Về nhu cầu, dầu đắt tiền hơn sẽ khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua nhiên liệu. Người mua sẽ tìm loại năng lượng rẻ hơn để mua. Nhưng điều này lại làm hại tới môi trường, vì nhiên liệu rẻ thường có chất lượng kém và phát thải nhiều chất độc vào môi trường khí hậu.

Với nhà sản xuất, khi giá dầu tăng cao, họ sẽ đầu tư vào các mỏ khó khai thác nhất, tốn kém nhiều tiền đầu tư hơn, đó là những mỏ ở độ sâu vài nghìn mét dưới biển hoặc ở Bắc Cực hay trong đá phiến. Việc tăng cường khai thác ở những nơi như vậy tốn rất nhiều năng lượng và do đó thải ra nhiều CO2 hơn.

Đây là mặt “độc ác” của nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ đối với khí hậu trái đất. Theo Christian de Perthuis - Giáo sư Đại học Paris-Dauphine, người sáng lập Hiệp hội Kinh tế khí hậu - mặt tốt duy nhất của việc dầu tăng giá với khí hậu là nó khuyến khích các khoản đầu tư vào nguồn năng lượng thay thế, theo xu thế hiện nay là năng lượng tái tạo.

Nhiều nhà phân tích khẳng định: Người được lợi từ dầu tăng giá cho đến nay là các cổ đông của những tập đoàn dầu lớn. Vào cuối tháng 7/2018, BP đã tăng cổ tức lần đầu tiên sau 4 năm.

S.Phương

gia dau tang ai loi ai thiet Giá dầu thế giới 15/10: Căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia đẩy giá dầu tăng mạnh
gia dau tang ai loi ai thiet Giá dầu thế giới 13/10: Theo đà phục hồi của chứng khoán, giá dầu tăng nhẹ