Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

EVNNPT: Đảm bảo truyền tải điện cho miền Nam

11:01 | 19/09/2015

566 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khoảng 20% sản lượng điện tiêu thụ ở miền Nam được truyền tải từ miền Bắc, miền Trung vào. Việc đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải cấp điện cho miền Nam vì thế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên tinh thần đó, những năm qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, mặt bằng… nhưng Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vẫn đảm bảo hoàn thành các dự án truyền tải điện đúng tiến độ, góp phần quan trong đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục cho miền Nam.

Nỗ lực vượt khó

Theo ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc EVNNPT, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam được giao nhiều dự án quan trọng bao gồm cả lưới và nguồn, trong đó có một số dự án cấp điện cho miền Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều công trình điện bị chậm tiến độ do gặp khó khăn về nguồn vốn, công tác giải phóng mặt bằng, năng lực của các nhà thầu... Đặc biệt nghiêm trọng là một số dự án nguồn điện lớn tại khu vực các tỉnh phía Nam của các chủ đầu tư ngoài Tập đoàn do không thu xếp được vốn, đã phải dừng, giãn tiến độ. Trong khi đó, yêu cầu của Chính phủ đặt ra là không để miền Nam thiếu điện trong năm 2014 và các năm tiếp theo.

Trước tình hình đó, trên tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Tập đoàn, tổng công ty đã tổ chức triển khai, quán triệt các nghị quyết trong toàn Đảng bộ với phương châm: “Thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong vận hành - tập trung cho đền bù, giải phóng mặt bằng và tiến độ các dự án cấp điện cho miền Nam”.

evnnpt dam bao truyen tai dien cho mien nam
Kiểm tra thông số kỹ thuật tại trạm 500kV Pleiku

Cũng theo ông Minh, từ những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành dự án của các năm trước đây, kết hợp với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cả hệ thống chính trị trong toàn Tổng công ty từ lãnh đạo cao nhất đến mỗi cán bộ, công nhân lao động tại các đơn vị đã vào cuộc một cách quyết liệt, với tinh thần trách nhiệm cao. Những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng đều đã được các đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và giải quyết dứt điểm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giao ban sản xuất được thực hiện ngay tại công trường; ưu tiên tối đa về nhân lực, vật lực; tổng công ty đã phát động các chiến dịch cao điểm đối với những dự án trọng điểm, cấp bách, nhằm giữ vững và đẩy nhanh tiến độ dự án...

Với những nỗ lực đó, chỉ tính trong năm 2014, EVNNPT đã khởi công 55 công trình, tăng 48,65% so với năm 2013, đóng điện đưa vào vận hành 52 công trình, tăng 33,33% so với năm 2013. Qua đó, đã hoàn thành nhiều dự án quan trọng như tạo các mạch vòng 500kV tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Đặc biệt là đã hoàn thành đóng điện các dự án cấp điện cho miền Nam như: Các đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông, Phú Lâm - Ô Môn; trạm 500kV Cầu Bông; các đường dây 220kV Duyên Hải - Trà Vinh, Sông Mây - Uyên Hưng; các trạm biến áp 220kV Tháp Chàm, Uyên Hưng, khu công nghiệp Phú Mỹ 2...

Song song với việc xây dựng mới các dự án theo Quy hoạch điện VII, để đồng bộ với hệ thống lưới mới được đưa vào vận hành an toàn, ổn định, phát huy hiệu quả của các dự án, Tổng công ty đã tiến hành cải tạo, nâng cấp, lắp mới đưa vào vận hành nhiều công trình nâng cao năng lực hệ thống truyền tải điện như: Nâng dung lượng tụ bù dọc toàn tuyến 500kV Bắc Nam từ 1000A lên 2000A, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ không chỉ với các tỉnh thuộc khu vực miền Nam mà còn đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn, ổn định cho cả nước.

“Những công trình, dự án trên đều là các dự án nằm trong danh mục lưới điện cấp bách cung cấp điện cho miền Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và giao cho EVN thực hiện. Với việc hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án quan trọng này, EVNNPT đã góp phần cùng Tập đoàn cung cấp lượng điện năng thiếu hụt cho miền Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ngay trong năm 2014 và nhiều năm tiếp theo” - ông Minh nhấn mạnh.

Chủ động giải pháp về vốn

Thông tin thêm với Năng lượng Mới, ông Minh cho hay: Ngoài việc đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện truyền tải, đảm bảo cung ứng điện cho miền Nam, EVNNPT còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quản lý, vận hành hệ thống lưới điện. Đảng ủy tổng công ty đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý vận hành, sửa chữa nhằm giảm thiểu sự cố trên lưới điện truyền tải; giảm tổn thất điện năng; tăng cường áp dụng công nghệ mới… như sử dụng sử dụng dây dẫn tổn thất thấp, vệ sinh cách điện online, xây dựng trung tâm thu thập thông tin dữ liệu vận hành tại các đơn vị kết nối toàn Tổng công ty...

Từ các chủ trương và giải pháp đúng đắn, kết hợp với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của EVN, hệ thống truyền tải điện quốc gia do tổng công ty quản lý và vận hành đã vươn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng chiều dài trên 19.631km đường dây, cấp điện áp chủ yếu từ  220kV trở lên, 109 trạm biến áp, tổng dung lượng 58.814 MVA và đang từng bước kết nối với lưới điện truyền tải của các nước trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại như đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm 220kV, trạm GIS 220kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, trạm biến áp không người trực… Sản lượng điện truyền tải hằng năm của EVNNPT tăng bình quân 10,6%, nhiều năm liền hệ thống truyền tải điện quốc gia đã được vận hành an toàn, liên tục, ổn định, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần cùng Tập đoàn cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. “Điện cho miền Nam” nhờ đó cũng được đảm bảo.

Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, xác định những khó khăn, thách thức phải đối diện là rất lớn, đặc biệt là vấn đề vốn. Và để giải quyết vấn đề này, theo ông Vũ Trần Nguyên - Phó tổng giám đốc EVNNPT, Tổng công ty đã chủ động làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng BNP Paribas… Các kết quả thương thảo cho thấy, AFD sẽ xem xét tài trợ cả phần xây lắp của các dự án do EVNNPT đề xuất thay cho việc chỉ tài trợ phần mua sắm vật tư thiết bị như các dự án AFD đã từng tài trợ cho Tổng công ty trước đây. Cả ADB, KfW và AFD đều cam kết sẽ xem xét cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm tăng cường năng lực cho EVNNPT trong các lĩnh vực kỹ thuật, tài chính và quản lý. BNP Paribas còn chấp thuận trước mắt cắt giảm lãi suất biên từ 1,45% xuống dưới 1,4%, đồng thời trong tương lai sẽ nỗ lực hơn để tiếp tục giảm lãi suất biên cho EVNNPT ở mức cao hơn.

Ngoài ra, Tổng công ty còn nỗ lực tìm kiếm, huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế khác dưới hình thức tín dụng xuất khẩu; mở rộng hợp tác song phương; tăng cường hợp tác trong khối ASEAN và các nước trong khu vực, qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của tổng công ty. Điều này cũng phù hợp với xu hướng sẽ giảm dần nguồn vốn ODA để tìm kiếm các nguồn vốn khác.

“Nhu cầu vốn đầu tư của EVNNPT hằng năm từ nay đến 2020 lên tới 15.000-18.000 tỉ đồng. Đây là lượng vốn rất lớn, đầy thách thức và nếu không làm tốt công tác thu xếp vốn, nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của các đối tác thì EVNNPT khó lòng triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện truyền tải” - ông Nguyễn nhấn mạnh.

 

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 458